Người mắc bệnh quáng gà cần lưu ý những gì?
Với những bệnh nhân mắc quáng gà bẩm sinh hoặc do di truyền từ bố mẹ thì cần thăm khám định kỳ để tránh bệnh tiến triển nặng thêm. Để nhận biết trẻ mắc bệnh đó là thị lực yếu, hay té ngã, làm rơi vỡ đồ vật. Cha mẹ cần lưu ý nếu như thấy trẻ thường xuyên vấp ngã, kêu mắt yếu khi trời tối thì nên cho bé đi kiểm tra ngay. Thăm khám với bác sĩ tại các cơ sở chuyên khoa mắt bằng các trang thiết bị y học hiện đại giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Những người bị bệnh trẻ tuổi nên tập thích nghi và di chuyển trong điều kiện thiếu ánh sáng, luyện mắt nhìn xa trong tình trạng quáng gà. Đặc biệt khuyến cáo không nên tự lái xe vào ban đêm để tránh gây nguy hiểm, đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông. Người mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển nặng được khuyên tham dự vào các lớp học cách thích nghi và tập di chuyển chuyên biệt.
Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh giác mạc hình chóp… có nguy cơ mắc bệnh quáng gà thì cần uống thuốc, tập luyện và đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Việc kiểm soát bệnh tốt là biện pháp phòng bệnh quáng gà hiệu quả.
Đối với quáng gà do thiếu Vitamin A: bệnh nhân cần được bổ sung Vitamin A theo đúng chỉ định của bác sĩ, liều Vitamin A có thể là 15.000 đơn/vị ngày đường uống. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt điều trị của bác sĩ, vì Vitamin A quá liều có thể có những tác dụng phụ nhất định.