Rách giác mạc: nguyên nhân và cách điều trị

Rách giác mạc là hiện tượng phổ biến, dễ xảy ra với nhiều người. Nếu không được chữa trị kịp thời, rách giác mạc có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của mắt. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị của bệnh rách giác mạc để giữ gìn sức khỏe thị lực của bạn và người thân.

Rách giác mạc là gì?

Giác mạc là thành phần trong suốt bên ngoài của võ bóc nhãn cầu, có chức năng bảo vệ nhãn cầu, chiếm khoảng 1% diện tích trước của nhãn cầu và nối với cùng mạc. Giác mạc mỏng và có cấu tạo gồm 5 lớp, dễ bị tổn thương nhất ở lớp ngoài cùng, được gọi là biểu mô.

Rách giác mạc hay còn gọi là trầy xước biểu mô giác mô. Nguyên nhân chính thưởng do các dị vật rơi vào mắt làm tổn thương giác mạc khiến thị lực bị giảm sút, đau nhức và gây khó chịu cho người bệnh.

Rách giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và trong mọi hoạt động hằng ngày như hoạt động ngoài trời, chơi thể thao hay tai nạn nghề nghiệp. Rách giác mạc nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh về mắt như loét giác mạc. sẹo giác mạc và giảm thị lực vĩnh viễn.

Rách giác mạc có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh rách giác mạc tùy thuộc vào vết thương ở giác mạc, vết rách hoặc các loại dị vật gây tổn thương. Ở trường hợp nhẹ, giác mạc chỉ bị tổn thương lớp biểu mô, có các vết trầy xước nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, những trường hợp này cũng không nên chủ quan, cần theo dõi và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Ở trường hợp giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng, vết trầy thì vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên nhận khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh các nguy cơ dẫn đến các hệ lụy đáng tiếc.

Những nguyên nhân có thể gây rách giác mạc

Rách giác mạc chủ yếu là do các dị vật rơi vào mắt, gây trầy xước giác mạc. Các nguyên nhân chính như:

  • Do móng tay, bút, cọ trang điểm hoặc mép giấy quẹt vào mắt.
  • Dụi mắt quá mạnh.
  • Bụi bẩn, cát, mùn cưa, tro… rơi vào mắt.
  • Hóa chất hoặc các loại nước thực phẩm rơi vào mắt.
  • Mang kính áp tròng trong khoảng thời gian quá lâu hoặc kính áp tròng bẩn.
  • Không mang kính bảo hộ khi tham gia các hoạt động có độ nguy hiểm cao. Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.

Những triệu chứng của bệnh rách giác mạc

Khi dị vật rơi vào mắt và bắt đầu gây tổn thương cho giác mạc, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Thấy cộm bên trong mắt.
  • Khi mở mắt.
  • Đỏ mắt và chảy nước mắt liên tục.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Thị lực giảm, nhìn mờ tạm thời.

Cách điều trị bệnh rách giác mạc

Tùy vào mức độ tổn thương của giác mạc mà có những cách điều trị khác nhau. Rách giác mạc nhẹ chỉ gây đỏ và đau mắt, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt đặc trị và nghỉ ngơi tại chỗ, không nên để mắt hoạt động quả nhiều gây áp lực mắt dễ xuất huyết. Trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày.

Rách giác mạc do chấn thương là một trong những tổn thương khá nghiêm trọng. cần xử lý khâu giác mạc và điều trị sau phẫu thuật cực kì chặt chẽ, cần thận và kỹ lưỡng. Việc khâu giác mạc và chăm sóc hậu phẫu nếu không tốt có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.

Trường hợp nguy hiểm nhất là chấn thương giác mạc xuyên thủng. Tình trạng này có thể làm xuất huyết nhiều, cần cầm máu ngay tại chỗ và có thể sử dụng kháng sinh nhỏ mặt thông dụng như Chloramphenicol. Tra Pomade kháng sinh và băng mặt lại, sau đó cấp cứu ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.

Các trường hợp rách giác mạc sau khi phẫu thuật khâu giác mạc có thể khỏi sau khoảng một tháng. Giác mạc có thể lành sẹo nhưng dễ tải phát các bệnh liên quan đến giác mạc và khiến thị lực giảm trầm trọng. Bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi để được điều trị kịp thời các biến chứng có thể xảy ra.

Cách sơ cứu tạm thời khi bị chấn thương rách giác mạc

Trong trường hợp bạn nghi ngờ mình bị rách giác mạc, hoặc khi gặp tai nạn chấn thương giác mạc rõ ràng, trước tiên bạn cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay lập tức như sau:

  • Rửa mắt bằng nước sạch hoặc bằng dung dịch nước muối sinh lý cho tới khi cảm thấy dễ chịu hơn và dị vật được trôi ra ngoài.
  • Hạn chế dụi mắt, việc dụi mắt chi gây nghiêm trọng hơn mà thôi.
  • Trong thời gian bị tổn thương giác mạc, tuyệt đối không dùng kính áp tròng. Nếu tổn thương rách giác mạc nghiêm trọng gây xuất huyết, cần băng bỏ tạm thời mắt bằng gạc y tế vô trùng và chuyển ngay đến bệnh viện.
Chào Bạn! Bệnh viện mắt Việt đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí