Giác mạc hình chóp

Gm Chop 1200x630

Giác mạc hình chóp là bệnh hiếm gặp ở mắt có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Hơn nữa, nguyên nhân và biểu hiện của bệnh không rõ ràng khiến người mắc bệnh dù đã khám ở nhiều nơi nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh. Bây giờ hãy cùng Bệnh viện mắt Việt tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh hiếm gặp này nhé!

Bệnh giác mạc hình chóp là gì?

  • Giác mạc hình chóp (hình nón) – Keratoconus là tình trạng giác mạc không có hình cầu mà giãn phình ra ngoài thành hình chóp.
  • Tỷ lệ mắc giác mạc hình chóp là khoảng 1/2000, bệnh làm cho giác mạc phần phía dưới bị giãn phình ra và tiêu mỏng, giác mạc hình chóp có thể khiến bệnh nhân suy giảm thị lực và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Giác mạc hình chóp thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và thường bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi 10 đến 25. Tình trạng bệnh có thể tiến triển chậm trong 10 năm hoặc lâu hơn.

Gm Chop 1080x1080

So sánh giữa giác mạc bình thường & giác mạc hình chóp.

Các dấu hiệu bệnh giác mạc hình chóp:

  • Tầm nhìn trở nên mờ hoặc méo mó.
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Tật khúc xạ (cận, loạn) tiến triển nặng và nhanh hơn.
  • Tình trạng nhìn đôi (song thị), nhìn 1 vật thành 2 khi nhìn bằng một hay cả 2 mắt.
  • Cảm giác có quầng sáng xung quanh bóng đèn đang bật

Nguyên nhân gây nên giác mạc hình chóp:

Không có nguyên nhân chính xác gây nên bệnh giác mạc hình chóp, những nguyên nhân dưới đây được các nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng gây nên bệnh:

  • Di truyền: Một số khiếm khuyết di truyền khiến những sợi protein nhất định trong giác mạc trở nên suy yếu. Những sợi protein này giúp giác mạc có độ cong hoàn hảo, khi những sợi này bị yếu, giác mạc sẽ biến dạng và phình ra phía trước. Nếu trong gia đình từng có người bị giác mạc hình chóp thì thế hệ sau cũng có khả năng bị bệnh do di truyền.
  • Môi trường: Những người bị dị ứng nếu dụi mắt quá nhiều lần có thể gây tổn thương giác mạc, tạo cơ hội cho bệnh giác mạc hình chóp phát triển. Ngoài ra, việc tiếp xúc với chất phóng xạ trong thời gian dài dễ gây ra tình trạng sụt giảm chất chống oxy hóa trong giác mạc, khiến collagen trong giác mạc trở nên suy yếu, gây nên giác mạc chóp.
  • Nội tiết tố: Bệnh giác mạc hình chóp thường phát triển sau tuổi dậy thì và ít phát triển sau tuổi 40. Bệnh cũng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

Phương pháp điều trị giác mạc hình chóp:

Bệnh nhân có giác mạc hình chóp nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ bị sẹo giác mạc gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và suy giảm thị lực. Các phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhãn khoa.

Sử dụng kính

Đây là phương pháp để giúp cải thiện thị lực cho bệnh nhân. Thường dùng đối với bệnh từ nhẹ đến trung bình. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại kính như:

  • Kính gọng
  • Kính áp tròng cứng
  • Kính áp tròng Scleral.

Gm Chop 1080x1080 02

Sử dụng kính áp tròng Scleral.

Ngoài ra, sự tiến triển của bệnh giác mạc chóp đòi hỏi bệnh nhân phải thay kính liên tục. Kính áp tròng sẽ có thể giúp cải thiện thị lực tốt hơn khi kính gọng không còn tác dụng.

Phẫu thuật ghép giác mạc

Khi một bệnh nhân giác mạc hình chóp đeo kính mà vẫn chưa thể cải thiện được thi lực hay bệnh nhân có sẹo giác mạc trầm trọng. Thì bệnh nhân có thể cân nhắc để phẫu thuật ghép giác mạc.

Có những phương pháp phẫu thuật bệnh nhân có thể lựa chọn như đặt vòng implant trong giác mạc, phẫu thuật ghép giác mạc.

Trong trường hợp này bệnh nhân nên tham khảo kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân.

Việc chú ý và phát hiện sớm bệnh giác mạc hình chóp để có thể điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Do nếu bệnh tiến triển lâu dài có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các bạn nếu có các dấu hiệu của bệnh thì cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hãy liên hệ với  Bệnh viện mắt VIỆT để được tư vấn nhé!

Contact Me on Zalo