Mắt bị cộm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khi mắt bị cộm luôn sẽ khiến bạn có cảm giác vướng víu ở bên trong. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mắt bị cộm. Để cải thiện được tình trạng này cần theo dõi và có sự chẩn đoán từ các Bác sĩ chuyên khoa mắt.

Mắt bị cộm là gì?

Mắt bị cộm là tình trạng có cảm giác dị vật trong mắt, mắt bị cay, đỏ mắt, bỏng rát tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau.

Biểu hiện của mắt bị cộm

Web 900x900

Khi mắt bị cộm, sẽ xuất hiện một số biểu hiện ở mắt như:

  • Đau mắt.
  • Chói mắt.
  • Mắt bị nổi hạt.
  • Mắt nhìn mờ.
  • Chảy nước mắt.
  • Mắt xuất hiện ghèn.
  • Cay mắt.
  • Mắt xuất hiện các tia máu.
  • Sưng nề mi mắt….

Nguyên nhân nào khiến mắt bị cộm

Viem Tho Thankinh 900x900 2

Mắt bị cộm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân như:

  • Có dị vật rơi vào mắt. 
  • Mắt bị chấn thương 
  • Mắt khô, cộm do tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. 
  • Không ngủ đủ giấc.
  • Thức khuya.
  • Ít chớp mắt.
  • Căng thẳng.
  • Thay đổi nội tiết trong cơ thể.
  • Do ảnh hưởng của một số bệnh lý về mắt như: viêm mí mắt, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, chắp, lẹo, bị kích ứng,…

Những cách khắc phục mắt bị cộm

Khi phát hiện mắt bị cộm và ngứa, việc làm đầu tiên bạn nên xác định nguyên nhân gây nên cộm mắt, sau đó đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ cải thiện cộm mắt hiệu quả.

  • Nếu mắt bị cộm do bụi hay có dị vật rơi vào mắt, hoặc trong quá trình lao động mắt bị chấn thương, nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó chớp mắt nhiều lần để bụi bẩn trôi ra ngoài. Nếu dị vật lớn và gây đau đớn, bạn nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được các Bác sĩ lấy dị vật ra ngoài.
  • Nếu xem điện thoại, tivi, máy vi tính,… quá nhiều khiến mắt khô và cộm, cần hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Nếu do căng thẳng hay thay đổi nội tiết tố bạn cần có lối sống khoa học, hình thành chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Không để mắt hoạt động quá nhiều, căng thẳng.
  • Nếu mắt bị cộm do ảnh hưởng từ bệnh lý mắt, bạn nên tới ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng tay để dụi mắt để tránh ảnh hưởng đến giác mạc.
  • Không lạm dụng kính áp tròng và không sử dụng kính áp tròng khi đang bị cộm mát.
  • Khi đi ngoài trời hay tham gia giao thông nên đeo kính để bảo vệ và tránh bụi hay dị vật nguy hiểm có thể rơi vào mắt.
  • Bên cạnh đó, bạn nên quan tâm việc bổ sung các dưỡng chất cho mắt giúp giảm nguy cơ mắt bị cộm do các tác nhân gây hại tấn công, đặc biệt là ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử hay do stress,…

Hy vọng qua bài viết của Bệnh viện mắt Việt đã giúp các bạn nắm rõ những thông tin về mắt bị cộm . Khi có những dấu hiệu mắt bị cộm, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được các Bác sĩ thăm khám và kiểm tra để điều trị phù hợp.

Là một trong những trung tâm Y khoa về mắt hàng đầu Việt Nam, Bệnh viện mắt Việt tự hào là Bệnh viện đầu tiên trang bị phòng mổ áp lực dương, đảm bảo vô trùng tốt nhất tương đương tiêu chuẩn Mỹ và Châu Âu. Đồng thời luôn tự hào là hệ thống nhiều Bệnh viện cùng các Bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm để Bệnh nhân gửi gắm niềm tin cũng như tìm lại ánh sáng cho đôi mắt.

Chào Bạn! Bệnh viện mắt Việt đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí