Không ít trẻ trong những tháng đầu đời đã mắc các bệnh về mắt, thậm chí là các bệnh nguy hiểm. Việc phát hiện và điều trị kịp thời giúp khắc phục tình trạng thị lực của trẻ mà bố mẹ không được bỏ qua.
Dấu hiệu nhân biết các bệnh mắt ở trẻ sơ sinh:
Phần lớn, các em bé sinh ra đều có đôi mắt khỏe mạnh và có thể phát hiện ánh sáng ở gần. Theo chuyên gia, trong những ngày đầu sau sinh, em bé có thể nhìn được trong phạm vi 25cm và tầm nhìn tăng dần theo thời gian. Số ít trẻ sơ sinh còn lại, sau khi sinh có thể mắc các bệnh về mắt như tắc tuyến lệ, viêm kết giác mạc, đục thủy tinh thể,… Việc chăm sóc và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh giúp cải thiện thị lực của trẻ.
Một số triệu chứng phổ biến của các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh:
- Mi mắt xuất hiện mẩn đỏ: Đây là trường hợp nhiễm trùng mắt ở trẻ.
- Trẻ chảy nước mắt nhiều: Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tắc lệ đạo.
- Con ngươi trắng: Dấu hiệu đục thủy tinh thể hoặc ung thư nguyên bào võng mạc.
- Trẻ nhạy cảm với ánh sáng: Dấu hiệu áp lực trong mắt trẻ bị gia tăng.
- Hai mắt không phối hợp với nhau: Dấu hiệu của rối loạn vận động cơ mắt.
- Hiện tượng thường xuyên ra gỉ mắt.
Các bệnh mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh:
Viêm kết mạc:
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiễm virus, vi khuẩn. Việc cha mẹ theo dõi khả năng nhìn của trẻ trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng trong việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
Khi trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc cha mẹ cần massage nhẹ nhàng trên vùng mắt bé với nước ấm để có thể đẩy dịch mủ trắng ra ngoài. Bên cạnh đó, sử dụng nước muối pha loãng lau nhẹ lên mi mắt bé từ 2-3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, đưa bé đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tắc lệ đạo:
Một trong những bệnh thường gặp ở mắt trẻ không thể bỏ qua bệnh tắc lệ đạo. Đây là bệnh gây ra hiện tượng mắt đỏ, nhiều gỉ mắt, ống dẫn lệ bị tắc nghẽn không cho nước mắt chảy ra ngoài. Bệnh thường khó phát hiện trong ngày đầu mới sinh, phải từ hơn một tháng tuổi mới có những dấu hiệu của bệnh rõ ràng.
Tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh.
Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ có thể thường xuyên vuốt dọc sống mũi từ khóe mắt đến lỗ mũi giúp thông tuyến lệ cho bé. Trong các trường hợp trẻ mắc tắc lệ đạo nặng, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa được thăm khám và điều trị thích hợp.
Đục thủy tinh thể thường được biết đến là bệnh của người già do quá trình lão hóa gây ra. Nhưng thực tế, trẻ nhỏ là một trong đối tượng dễ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Nguyên nhân khiến trẻ mắc đục thủy tinh thể là do nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa, kết hợp với các bệnh lý toàn thân khác hoặc do di truyền.
Đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh.
Khi mắc bệnh, mắt trẻ thường có dấu hiệu như mắt có ánh hồng, khi chiếu đèn sẽ có ánh trắng trong mắt. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp khắc phục những tổn thương bẩm sinh cho trẻ.
Mắt lé (lác) ở trẻ sơ sinh.
Hiện tượng này do cơ mắt của trẻ sơ sinh chưa phối hợp được tốt với nhau làm cho mắt trẻ giống bị lác. Sau một thời gian đôi mắt của trẻ sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 1 tuổi vẫn xuất hiện tình trạng này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thị lực của trẻ. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp cải thiện và phục hồi chức năng mắt của trẻ mà bố mẹ không thể bỏ qua.
Như vậy, các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh thường không có các biểu hiện rõ ràng và khó phát hiện bệnh. Do đó, việc đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ hoặc hoặc theo lịch hẹn có thể phát hiện và can thiệp sớm các bệnh lý về mắt. Bệnh viện mắt Việt là lựa chọn tốt để khám mắt cho trẻ sơ sinh với dịch vụ khám mắt trẻ em.
Hãy liên hệ với Bệnh viện mắt Việt để được tư vấn nhé!
Hotline: 0902249368
Địa chỉ: 249 Cộng Hòa, P13, Q. Tân Bình, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienmatviet