Xuất huyết tiền phòng (Phần 2)

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ CKII 

Đặng Đức Khánh Tiên

Bệnh Viện Mắt Việt

Là hiện tương xuất huyết trong mắt ở khoang phía sau giác mạc và trước diện “con ngươi”. Cũng là xuất huyết mắt nhưng dạng xuất huyết này nguy hiểm hơn.

Tùy theo lượng máu tích tụ trong tiền phòng nhiều hay ít, máu loãng hay máu đặc thì mức độ nguy cơ gây tổn thương mắt và mất thị lực càng lớn.

Tư vấn chuyên môn bài viết Bs CKII Đặng Đức Khánh Tiên Bệnh Viện Mắt Việt

Nguyên nhân xuất huyết tiền phòng

Chấn thương mắt (cây đâp vào mắt, trái cầu lông hay banh tennis va đập trúng mắt…) khiến mắt bị lực tác động mạnh làm vỡ mạch máu mắt gây xuất huyết.

Hiếm hơn: sau bắn laser mống mắt chu biên, sau phẫu thuật nội nhãn.

Xuất huyết tự phát do các bệnh lý tại mắt như: viêm mống mắt, tân mạch mống mắt, u tiền phòng….

Bệnh lý nội khoa có thể gây xuất huyết, đang dùng thuốc kháng đông, bệnh đái tháo đường…

Có mấy cấp độ xuất huyết tiền phòng, triệu chứng nhận biết?

Độ 0: thường khống thấy máu tụ. Khám mắt bằng đèn khe mới có thể nhận thấy các tế bào máu.

  • Độ 1: ngấn máu <  1/3 dưới mống mắt.

Hình: Xuất huyết tiền phòng độ 0 và độ 1.

  • Độ 2: Ngấn máu từ 1/3 – 1/2 mống mắt.
  • Độ 3: Ngấn máu hơn phân nửa mống mắt.

  • Độ 4: máu toàn bộ khoang tiền phòng.

Tùy lượng máu trong tiền phòng người bệnh có thể cảm thấy mờ nhẹ như màn sương hoặc thấy những đốm đen, nhìn mờ nhiều, nhạy cảm với ánh sáng, nhức căng mắt, đau đầu nôn ói…

Xem ngay: Xuất huyết mi mắt

Xuất huyết tiền phòng có nguy hiểm hay không? có nên tự điều trị tại nhà không cần đến khám mắt?

Xuất huyết tiền phòng thường có nhiều biến chứng, có thể rất nguy hiểm, không thể tự điều trị tại nhà.

Xuất huyết tiền phòng thường do sau 1 chấn thương mắt. Chấn thương mắt có thể kèm theo nhiều tổn thương như đục vỡ lệch thủy tinh thể, rách mống mắt, xuất huyết dịch kính…, do vậy cần đến khám mắt ngay sau chấn thương.

Các biến chứng xuất huyết tiền phòng:

Tăng nhãn áp: do máu xuất huyết làm nghẽn tắc sự thoát lưu nước trong nhãn cầu gây tăng áp lực mắt, nếu không xử trí sẽ gây tổn thương thị thần kinh dẫn dến mù lòa.

Chảy máu tái phát: thường xảy ra sau 72 giờ kể từ khi có xuất huyết tiền phòng, làm máu trong tiền phòng càng nhiều hơn.

Nhuộm máu giác mạc: các sản phẩm của tế bào máu thấm vào giác mạc khiến mắt nhìn mờ khó hồi phục.

Do vậy, xuất huyết tiền phòng là nguy hiểm, phải đến khám mắt ngay, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời tùy cấp độ xuất huyết, tùy nguyên nhân xuất huyết cũng như xử lý các tổn thương kèm theo.

Tại phòng khám mắt, bác sĩ sẽ khám như thế nào?

Bạn sẽ phải trả lời 1 số câu hỏi như chấn thương như thế nào, tiền sử bệnh tại mắt hay bệnh toàn thân.

Khám mắt bằng máy sinh hiển vi đánh giá cấp độ xuất huyết tiền phòng, các tổn thương kèm theo, hoặc tìm các nguyên nhân khác có thể gây xuất huyết tiền phòng tự nhiên (viêm mống mắt, tân mạch mống…).

Đo thị lực, đo nhãn áp.

Siêu âm mắt.

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị (nội khoa hay phẫu thuật), hướng dẫn cách chăm sóc mắt, kê đơn thuốc, hẹn tái khám…

Xuất huyết tiền phòng được điều trị như thế nào?

Tùy cấp độ xuất huyết tiền phòng bạn sẽ được hướng dẫn cách điều trị và theo dõi nhầm hạn chế biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị nội khoa:

Nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tránh hoạt động gắng sức có thể gây chảy máu tái phát, tăng nhãn áp.

Hạn chế sử dụng điều tiết mắt như xem máy tính, Tivi…

Nằm đầu cao: để máu lắng xuống tiền phòng, không lan ra diện đồng tử, không chảy qua lỗ đồng tử len lỏi ra bán phần sau của mắt.

Băng tấm che mắt, kính râm…: đế mắt xuất huyết đỡ bị kích ứng.

Thuốc kháng viêm, hạ nhãn áp…

Xem thêm: Mắt có ghép được không?

Khi nào phải phẫu thuật?

Thông thường khoảng 5% trường hợp xuất huyết tiền phòng phải phẫu thuật, Bác sĩ phải rửa hút máu xuất huyết:

Tăng nhãn áp có nguy cơ tổn thương thị thần kinh.

Thấm máu giác mạc.

Hạ nhãn áp nhưng sau đó nhãn áp lại tăng dao động sau 24h.

Thường sau bao lâu xuất huyết tiền phòng mới khỏi hẳn?

Xuất huyết tiền phòng sau laser mống mắt thường sẽ tự tan sau vài ngày.

Xuất huyết tiền phòng do chấn thương hay bệnh lý khác, có thể mất vài tháng để máu tan hết hoàn toàn, thời gian hồi phục tùy vào lượng máu, máu loãng hay máu đặc, có tổn thương khác kèm theo, có nguy cơ xuất huyết tái phát hay không…

Các sản phẩm do máu tan ra có thể gây dính “con ngươi”, dính góc tiền phòng, thấm máu sau giác mạc: thường không hồi phục, có ảnh hưởng độ nhìn (do vậy, đôi khi phải dùng thuốc co dãn đồng tử trong thời gian điều trị).

Nếu có tổn thương kèm theo sau chấn thương mắt như vỡ đục lệch thủy tinh thể, rách chân mống mắt, xuất huyết dịch kính…chắn chắc mắt cần phải phẫu thuật sau khi điều trị nội khoa viêm và nhãn áp ổn định.

Bệnh viện mắt Việt

Bác sĩ CKII Đặng Đức Khánh Tiên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *