Đo mắt, hay chính hơn là đo khúc xạ mắt, là bước đầu tiên không thể thiếu trong quá trình khám mắt hay kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ. Mục đích của việc đo mắt nhằm:
- Kiểm tra thị lực: giúp phát hiện sớm các tật khúc xạ ở mắt. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cũng như tư vấn các phương pháp cải thiện thị lực và cách chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt.
- Tầm soát và xác định các bệnh lý về mắt: thông qua kiểm tra khúc xạ mắt, các bác sĩ sẽ loại trừ nguyên nhân gây ra các bệnh lý về mắt bắt nguồn từ tật khúc xạ. Từ đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm một số kiểm tra khác để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Chuẩn bị trước phẫu thuật khúc xạ
Như vậy, khi nào thì bạn nên đi đo mắt?
Việc đi đo mắt khi nào phụ thuộc vào mục đích và tình trạng sức khỏe mắt của bạn. Gợi ý dưới đây là những thời điểm phù hợp và cần thiết để đi đo mắt, dù bạn có hay không có vấn đề về thị lực.
Độ tuổi | Tần suất khám mắt khuyến nghị |
Trẻ em (3-5 tuổi) | Khám 1 lần để sàng lọc tật khúc xạ, lác/lé, nhược thị |
Học sinh (6-18 tuổi) | Mỗi 6-12 tháng để tầm soát và kiểm soát tật khúc xạ nếu có |
Người lớn (18-40 tuổi) | Mỗi 1-2 năm nếu không có vấn đề về mắt |
Trên 40 tuổi | Mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm lão thị, đục thủy tinh thể, glaucoma … |
Người đeo kính cận/viễn/loạn | Mỗi 6-12 tháng để kiểm tra độ khúc xạ thay đổi |
Người có bệnh nền (tiểu đường, tăng huyết áp, …) | Ít nhất mỗi năm 1 lần để theo dõi biến chứng lên mắt |
Xem ngay: Lòng Trắng Mắt Màu Vàng và Những Điều Bạn Cần Biết
Cần chuẩn bị gì trước khi đi đo mắt?
Có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo mắt (bài) cho nên trước khi đi đo mắt (đặc biệt để làm kính hoặc mổ cận) bạn nên chuẩn bị kỹ để đảm bảo kết quả đo chính xác nhất. Dưới đây là những điều cần lưu ý trước khi đo mắt:
Trước ngày đi đo – chuẩn bị từ sớm
- Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng) để tinh thần thoải mái, không căng thẳng.
- Hạn chế dùng thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính) quá nhiều để mắt được nghỉ ngơi thực sự.
Nếu vừa học, làm việc hay đọc sách lâu hãy nghỉ mắt ít nhất 20 – 30 phút trước khi đến khám.
- Ngưng đeo kính áp tròng (nếu có).
Kính áp tròng có thể làm biến dạng giác mạc tạm thời gây sai số khi đo khúc xạ. Ngưng kính áp tròng mềm: ít nhất 3 – 5 ngày, kính áp tròng cứng: ít nhất 2 – 4 tuần trở lên.
Ngày đi đo mắt – lựa thời điểm thích hợp: buổi sáng hoặc đầu giờ chiều!
- Không dùng chất kích thích.
Tránh cà phê, rượu, thuốc lá trước khi đo vì những chất này có thể ảnh hưởng đến phản xạ đồng tử và điều tiết của mắt.
- Ăn nhẹ, tránh để bụng quá đói hoặc quá đo lúc no.
- Mang theo kính đang đeo (nếu có).
- Ghi nhớ hoặc mang theo thông tin về tình trạng mắt trước đây.
Đặc biệt đang dùng các loại thuốc nhỏ mắt gây dãn đồng tử hoặc thuốc nhỏ mắt trị bệnh mạn tính (cườm nước, …).
Ths Bác sĩ Nguyễn Trần Kiên An