Viêm giác mạc sợi: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị viêm giác mạc sợi

Viêm giác mạc sợi là một bệnh lý về mắt khá phổ biến, gây ra những tổn thương cho giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu về bệnh và biết cách phòng tránh cũng như điều trị đúng đắn. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm giác mạc sợi.

Viêm giác mạc sợi là gì?

Viêm giác mạc sợi là một bệnh khá phổ biến, nhiều người mắc phải. Bệnh khiến người bệnh cảm thấy mắt khô, cộm xốn, cơ thể mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như những sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Các sợi giác mạc được tạo thành từ những tế bào biểu mô thoái hóa, quệnh với chất nhầy phủ lên trên và bám vào bề mặt giác mạc, nơi các tế bào biểu mô bị khuyết thiếu, bong tróc, gây ra cảm giác cộm, xốn và đau nhói.

Bệnh viêm giác mạc sợi có nguyên nhân chủ yếu từ tình trạng khô mắt, bề mặt nhãn cầu không được bôi trơn. Bệnh khó điều trị triệt để, thường xuyên tái phát và nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả mất thị lực vĩnh viễn.

Nguyên nhân viêm giác mạc sợi

Viem Gm Soi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm giác mạc sợi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm giác mạc sợi. Trong đó, nguyên nhân chính đó là do bệnh lý khô mắt. Với người bình thường, khi khỏe, màng nước mắt sẽ khô trong khoảng 20 giây, nhưng với người bị bệnh khô mắt thì chỉ khoảng 5 giây. Nước mắt không đủ để điều tiết và bảo vệ giác mạc nên rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, một số nguyên nhân sâu xa khiến mắt khô và dẫn đến chứng viêm giác mạc sợi là:

  • Yếu tố môi trường; mắt tiếp xúc thường xuyên với môi trường khói bụi, không khí khô nóng, sử dụng quạt gió hoặc điều hòa liên tục.
  • Những thói quen không tốt như: đọc sách nơi không có đủ ánh sáng, coi tivi hay thiết bị điện từ lâu giờ.
  • Độ tuổi và nội tiết tố: tuổi tác càng cao, chức năng của tuyến lệ sẽ càng suy giảm. Phụ nữ sau sinh cũng thường bị khô mắt do nội tiết tố thay đổi. 
  • Hậu phẫu về mắt: nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật mắt như xóa cận sẽ gặp tình trạng khô mắt tạm thời. Cần điều trị nếu tình trạng này kéo dài.

Điều trị viêm giác mạc sợi

Để điều trị viêm giác mạc sợi hiệu quả, trước hết cần xác định nguyên nhân gây bệnh là gì.

Bac Nguyen Thanh Son

 

Thăm khám mắt là lựa chọn hàng đầu khi cảm thấy mắt có vấn đề.

 

Với nguyên nhân gây bệnh là do bệnh khô mắt, cách điều trị chủ yếu là sử dụng các thuốc bôi trơn, giữ ẩm cho mắt như nước mắt nhân tạo, các chất dinh dưỡng ổn định tế bào biểu mô. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung thêm vitamin A tùy theo hàm lượng chỉ định.

Nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không thuyên giảm, bệnh nhân có thể sử dụng kính sát trùng mềm loại mang qua đêm để băng mắt giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và nhanh lành vết thương.

Những cách phòng tránh viêm mạc sợi

 Đề phòng tránh bệnh viêm giác mạc sợi, cần thay đổi những thói quen trong đời sống và sinh hoạt thường ngày.

  • Không cầm tivi, điện thoại… quá lâu.
  • Không thức khuya hay ở trong môi trường có máy lạnh quá lâu.
  • Luôn mang kính bảo vệ mắt khi ra đường.
  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng cung cấp vitamin A tự nhiên cho mắt
  • Hạn chế mang kính áp tròng.
  • Tập mát xa cho mắt hằng ngày.

Hy vọng qua bài viết của Bệnh viện mắt Việt đã giúp các bạn nắm rõ những thông tin của bệnh viêm giác mạc sợi. Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm giác mạc sợi, nên nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được các Bác sĩ thăm khám và kiểm tra để điều trị phù hợp.

Là một trong những trung tâm Y khoa về mắt hàng đầu Việt Nam, Bệnh viện mắt Việt tự hào là Bệnh viện đầu tiên trang bị phòng mổ áp lực dương, đảm bảo vô trùng tốt nhất tương đương tiêu chuẩn Mỹ và Châu Âu. Đồng thời luôn tự hào là hệ thống nhiều Bệnh viện cùng các Bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm để Bệnh nhân gửi gắm niềm tin cũng như tìm lại ánh sáng cho đôi mắt.

Chào Bạn! Bệnh viện mắt Việt đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí