(P1) TRẺ EM HAY MẮC BỆNH LÝ NÀO Ở MẮT

Các bệnh về mắt ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy hại đến thẩm mỹ, sự phát triển và tương lai của bé. Vì vậy bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kì, điều trị kịp thời nhằm mang lại cho bé yêu đôi mắt khỏe mạnh.

TẬT KHÚC XẠ

“Tật khúc xạ là một bệnh thời đại”, trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị điện tử đầy yếu tố giải trí hơn những đồ chơi truyền thống tẻ nhạt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải tật khúc xạ ở trẻ, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học.

Về cơ bản, tật khúc xạ bao gồm: cận, viễn, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ mắc tật khúc xạ:

  • Trẻ có xu hướng đưa sách lại gần mắt hơn hoặc ngồi gần Tivi hơn (nguy cơ cận thị)
  • Dơ tay dụi mắt khi tập trung quá lâu vào một vật nào đó.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
  • Nhắm một mắt khi đọc sách hay xem thiết bị điện tử
  • Nheo mắt hoặc nghiêng đầu để nhìn rõ hơn.
  • Trẻ cảm thấy mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu khi đọc sách, xem điên thoại hay nhìn ở cự ly gần, đôi khi bị đỏ mắt nếu cố gắng nhìn lâu (nguy cơ viễn thị).
  • Trẻ thấy hình ảnh bị mờ, nhòe, không rõ hoặc méo mó (nguy cơ loạn hị)
  • Trẻ cảm thấy mỏi mắt, nhìn kém ở mọi khoảng cách.
  • Sợ ánh mặt trời, thường xuyên nheo mắt.
  • Các dấu hiệu khác đi kèm: chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ.

Làm gì khi nghi ngờ hoặc biết trẻ đã mắc tật khúc xạ:

Phụ huynh cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có phương hướng điều trị thích hợp, đeo kính là phương pháp ra đời sớm nhất và tối ưu nhất cho trẻ (ngoài ra còn có phương pháp Ortho-K). 

Chú ý thói quen sinh hoạt cần cải thiện cho trẻ:

  • Học tập và tham gia thể dục thể thao ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tận dụng nguồn sáng tự nhiên : mắt trời.
  • Ánh sáng mặt trời kích thích việc sản sinh ra Vitamin D, là thứ vitamin giúp bảo vệ hệ miễn dịch và não bộ, và có thể cũng điều hòa sự lành mạnh cho mắt.
  • Phụ huynh cần phải lưu ý tư thế ngồi học của trẻ, nhắc trẻ nghỉ ngơi ngắt quãng khi học tập trong thời gian dài.
  • Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.
  • Trẻ cần được thăm khám mắt định kỳ tránh trường hợp trẻ có tật khúc xạ nhưng không được đeo kính hoặc đeo kính đúng độ gây nên tình trạng nhược thị

KHÔ MẮT – MỎI MẮT

Dấu hiệu nhận biết:

  • Thường xuyên dụi mắt.
  •  Mắt đỏ hoặc đỏ ngầu.
  • Trẻ nhỏ hay có cảm giác mắt khô, khó chịu, nóng rát và ngứa mắt.
  • Trẻ cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng khi nhìn, ra ngoài trời cảm giác dễ bị chói nắng và nheo mắt
  • Chảy nước mắt quá nhiều.
  • Nhìn mờ, đặc biệt là sau khi đọc hoặc sử dụng thiết bị số.
  • Chớp mắt thường xuyên.

Nguyên nhân thường chủ yếu vì trẻ quá chú tâm vào điện thoại, tivi,… khiến cho mắt không đủ số lần chớp mắt hoặc không cung cấp đủ độ ẩm. Đặc biệt, những trẻ ít nước mắt thường có khả năng mắc bệnh này rất cao,do mắt không được cung cấp đủ độ ẩm giúp mắt hoạt động và hạn chế tổn thương, nhiễm trùng. Ngoài ra còn do 1 số nguyên nhân: viêm kết mạc, thiếu vitamin A, dị ứng khi dùng thuốc kháng histamin…

Để cải thiện tình trạng khô mắt cho trẻ, hãy tập những thói quen tốt sau đây:

  • Dạy trẻ chớp mắt chậm rãi và đều. Tốt nhất là từ 12 – 18 lần mỗi phút để dàn đều nước mắt và làm ẩm hoàn toàn.
  • Hạn chế để trẻ thức khuya, ngủ đủ ít nhất từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Mục đích để mắt trẻ được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi.
  • Hạn chế để mắt trẻ mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng chói, khói bụi ô nhiễm, gió mạnh hay môi trường độ ẩm thấp. Kèm theo đó, hãy thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo.
  • Cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cung cấp đầy đủ vitamin A cho trẻ, gồm thực phẩm chứa vitamin A (thức ăn động vật), carotene (rau màu xanh đậm và củ màu da cam)

LÁC (HAY CÒN GỌI LÀ LÉ)

Dấu hiệu nhận biết:  

Lác rất dễ nhận biết khi tự soi gương hay người xung quanh phát hiện thấy tình trạng mắt lệch. Lác mắt là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em với tỷ lệ 4%, lác không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn là nguy cơ dẫn đến nhược thị. 

Tùy theo nguyên nhân, tình trạng bệnh lý, thậm chí một số trường hợp lé không có biểu hiện bên ngoài khi trẻ còn quá nhỏ. Do đó, cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ nhãn khoa để có thể phát hiện kịp thời các bệnh về mắt và có biện pháp can thiệp sớm.

NHƯỢC THỊ

Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt, dẫn đến thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh độ kính. Thị lực chỉ đạt dưới 7/10 và không thể đạt được 10/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu.

Biểu hiện duy nhất của nhược thị là nhìn mờ

Nhược thị có thể đưa đến nhiều tác hại đối với trẻ, làm ảnh hưởng đến học tập, ảnh hưởng đến sinh hoạt  và gây ảnh hưởng lâu dài làm cho mắt, thị lực bị giảm sút, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhược thị. Để phòng tránh sớm bệnh nhược thị ở trẻ nhỏ thì tất cả trẻ em cần được thăm khám bác sĩ nhi khoa, bác sĩ nhãn khoa trước 4 tuổi để phát hiện những bất thường về mắt định kì ít nhất 2 lần/ năm, để từ đó có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm phần 2

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *