Những vấn đề liên quan đến bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ. Viêm kết mạc là tình trạng viêm lớp mô mỏng trong suốt nằm trên phần tròng trắng của mắt và lót bên trong mí mắt (kết mạc). Khi các mạch máu nhỏ trong kết mạc sưng lên và bị kích thích sẽ khiến cho tròng trắng mắt có màu đỏ hoặc hồng.

Viêm kết mạc mắt có thể gây khó chịu, ít biến chứng nếu đi điều trị sớm. Bệnh rất dễ lây lan nên việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhất định có thể giúp hạn chế bệnh phát tán.

Mục lục:

Các dấu hiệu của đau mắt đỏ

  • Ngứa hoặc cộm ở mắt.
  • Đỏ mắt.
  • Tiết nhiều dịch ở mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Ghèn rỉ sau khi thức dậy.
  • Chảy nước mắt.

Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ có bị lây không?

Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ không bị lây.

  • Bệnh đau mắt đỏ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, dịch tiết viêm ở mắt, nước bọt. bắt tay …và dùng chung những vật dụng: khăn mặt, chăn gối, ly uống nước …. cũng khiến cho tình trạng dễ lây lan

Tại sao người bị đau mắt đỏ thường được Bác Sĩ khuyên đeo kính và đeo khẩu trang?

Khi người bị đau mắt đỏ khuyên bạn mang kính để hạn chế việc tránh kích thích mắt bởi có tác nhân bên ngoài như khói bụi, ánh sáng, và việc dụi tay. Việc mang khẩu trang để ngăn chặn các dịch tiết ở vùng mũi họng của người bệnh không bắn ra ngoài qua nói chuyện, ho, hắt hơi, hạn chế cho môi trường và những người xung quanh

Khi tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ, chúng ta cần trang bị những gì? Cách để phòng ngừa đau mắt đỏ?

Khi tiếp xúc với người đau mắt đỏ chúng ta cần

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước âm.
  • Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ hoặc vật dụng của họ.
  • Không dùng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh.

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Hạn chế chạm tay vào mắt.
  • Vệ sinh khăn cá nhân.
  • Thay vỏ gối và ra trải giường.
  • Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân như khăn, cọ trang điểm…
  • Hạn chế đeo kính áp tròng.
  • Vệ sinh kính mắt or kính râm.
  • Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt.
  • Không sử dụng bể bơi chung.

Làm thế nào để phân biệt bệnh đau mắt đỏ với các tình trạng mắt đỏ do các nguyên nhân khác?

Để phân biệt với các tình trạng đỏ mắt khác, cần dựa vào nguyên nhân, tính chất và triệu chứng của bệnh.

Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn.

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra kèm theo cảm lạnh hoặc các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như đau họng.

Đau mắt đỏ do Virut và vi khuẩn thường bắt đầu đỏ ở 1 bên mắt rồi lây sang mắt còn lại trong vòng vài ngày.

Mắt bị đỏ chảy ra rất dễ lây thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch chảy ra từ mắt của người bệnh.

Đau mắt đỏ dị ứng

Cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng.

Đỏ mắt do dị ứng không lây nhiễm, thường cả hai mắt đều đỏ, ngứa dữ dội, chảy nước mắt, viêm mắt và kèm theo các triệu chứng dị ứng khác như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa họng hoặc hen suyễn.

Đau mắt đỏ do kích ứng

Hóa chất hoặc vật lạ vào mắt gây kích ứng, chảy nước mắt và tiết dịch nhầy. Tình trạng này thường hết khoảng trong vòng một ngày.

Những biến chứng nguy hiểm của đau mắt đỏ – Những đối tượng dễ gặp biên chứng

Viêm kết mạc thường lành tính, ít gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giác mạc làm giảm thị lực. Hơn nữa, đau mắt đỏ có thể gây ra một số biến chứng khác nếu bệnh kéo dài hoặc điều trị không đúng cách. Với trẻ em và người lớn, bệnh gây viêm giác mạc, loét giác mạc, sẹo giác mạc và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Vì vậy, người bệnh hãy đến bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay khi có dấu hiệu đau mắt đỏ hoặc các triệu chứng bất thường khác như mắt bị đỏ, đau, nhức, cộm, để được chẩn đoán sớm và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định hạn chế tình trạng lây bệnh.

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? người bị đau mắt đỏ có thể bị lại ko?

Nếu người bệnh bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, tình trạng bệnh sẽ cải thiện trong vòng 1 tuần. Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng thuyên giảm.

Với đau mắt đỏ do virus, bệnh thường kéo dài từ 4 – 7 ngày, thậm chí đến 14 ngày bệnh mới khỏi hoàn toàn.

Người bị đau mắt đỏ có thể bị lại ko?

Theo cục YTDP, Bộ YT cho biết, hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh đau mắt đỏ cũng như thuốc điều trị đặc hiệu, những người bị đau mắt đỏ rồi có thể bị lại sau vài tháng. Thời gian nhiễm bệnh lại thường trên 2 tháng sau lần bị trước do được kháng thể của cơ thể bảo vệ trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh

Người bị đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác khi chưa có triệu chứng rõ ràng hoặc sau khi khỏi bệnh hay không?

Người bị đau mắt đỏ trong giai đoạn ủ bệnh có thể lây bệnh cho người khác khi chưa có triệu chững rõ ràng, và sau khi khỏi bệnh BN vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần

Chữa đau mắt đỏ tại nhà như thế nào?

Các biện pháp chữa trị tại nhà cho bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều biện pháp chữa trị tại nhà có thể giúp làm dịu triệu chứng và làm giảm đau mắt đỏ. 1 số biện phá

  • Chườm mát: Chườm mát có thể giúp làm dịu các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau bằng một miếng gạc hay khăn được ngâm trong nước đá hoặc nước mát.
  • Nghỉ ngơi: tại nhà tránh các việc khói bụi, tiếp xúc hóa chất độc hại, ánh sáng mạnh kích thích mắt
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có thể giúp làm giảm sự khó chịu và các triệu chứng đau mắt, đỏ mắt.
  • Rửa sạch mắt: Rửa sạch mắt bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn hoặc vi khuẩn có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày: chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch.

Khi nào người đau mắt đỏ cần gặp bác sĩ?

Có nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt, Ngay khi gặp phải những triệu chứng này, người bệnh nên nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Các triệu chứng gồm:

  • Khó khăn khi nhìn. Giảm thị lực
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc mắt mờ nhưng không cải thiện khi đã lau sạch chất dịch ở mắt.
  • Các Triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần.
  • Hoặc các triệu chứng nặng hoặc không cải thiện. Triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ sau khi sử dụng thuốccác
  • Mắt có mủ hoặc chất nhầy.
  • Sốt kèm đau nhức.
  • Đặc biệt Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ cần được khám ngay lập tức.

Thay vì tìm đến cơ sở để thăm khám, nhiều người đã tựu điều trị bệnh bằng các biện pháp như xông lá trầu, nhỏ sửa mẹ, nước tiểu, dùng lá diếp cá, nha đam … nguy cơ tìm ẩn là gì?

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ cần tránh các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng như các phương pháp kể trên . Đã có rất nhiều trường hợp bị các biến chứng nặng nề khó hồi phục. Chủ quan điều trị không đúng cách bệnh đau mắt đỏ tìm ẩn những nguy cơ và rất dễ biến chứng thành viêm giác mạc, loét giác mạc hay thậm chí mù lòa

Những điều không nên làm khi bị đau mắt đỏ? Kiêng ăn gì

Những điều không nên làm khi bị đau mắt đỏ

Không giữ vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân.

Tự ý sử dụng thuốc nhỏ có chứa corticoid hay những thuốc chưa rõ thành phần vào mắt. Điều này không những không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Kiêng ăn gì

Thực tế, người bị đau mắt đỏ thường không cần phải kiêng quá nhiều món ăn, thay vào đó là nên nghỉ ngơi kèm theo ăn uống  hợp lý, khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng

Tuy nhiên vẫn cần chú ý không nên ăn những món mà đã từng bị dị ứng trc đó. Ngoài ra cũng cần nên kiêng những loại thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến thời gian và hiệu quả điều trị đau mắt đỏ

  • Thực phẩm vị cay nóng: gia vị, hành, tỏi, ớt hẹ…kích thích cảm giác nóng, rát..
  • Thực phẩm có mùi tanh: cá chép, cá mè, tôm cua ốc…khiến tình trạng nhiễm trùng kéo dài, lâu hồi phục
  • Rau muống : tiết nhiều ghèn
  • Những chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá.
  • Mỡ động vật.

Nên ăn những thực phẩm nhiều Vit A: E, C tăng cường sức đề kháng….

Có cần kiêng máy tính và điện thoại không ?

Nên hạn chế làm việc với máy tính và đt trong thời gian bị đau mắt đỏ : các tác động của màn hình máy tính điện thoại, hay TV đều không tốt cho mắt , đặc biệt là lúc đang bị đau mắt đỏ . Do đó, mắt cần dc nghỉ ngơi, tránh làm việc và điều tiết quá nhiều để nhanh khỏi bệnh

Vì sao không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị ?

Người bệnh cho rằng đau mắt đỏ là bệnh đơn giản, dễ điều trị, không ít người tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc điều trị tại nhà mà không đi khám để có sự tư vấn của bác sĩ

Đây là 1 sai lầm đặc biệt cần tránh , bởi chẩn đoán sai bệnh, dùng sai thuốc sẽ bỏ lỡ thời điểm điều trị lí tưởng, khiến bệnh lâu khỏi, dẫn tới các biến chứng  nguy hiểm cho mắt

Khi nào cần dùng kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ ? lưu ý để dùng kháng sinh an toàn

Trong trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, sử dụng kháng sinh tại chỗ cho hiệu quả điều trị tốt. Tình trạng đỏ mắt, bệnh thuyên giảm trong vòng vài ngày.

Nhưng nếu nguyên nhân là do virus thì việc nhỏ kháng sinh thường không có tác dụng. Kháng sinh không thể tiêu diệt virus gây bệnh, chúng chỉ có tác dụng khi xuất hiện tình trạng bội nhiễm.

Việc sử dụng kháng sinh cần được thực hiện theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Dùng kháng sinh khi không cần thiết hoặc không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh.

Đa số các thuốc nhỏ mắt điều trị đau mắt đỏ có thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày. Sau thời gian này, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, cân nhắc đổi loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Để dùng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ an toàn, người bệnh cần tuân thủ

  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc.
  • Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
  • Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt của người bị bệnh.

Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trị đau măt đỏ

Nhiều người ngại đi bệnh viện khám bệnh có thói quen ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh, các loại kháng sinh có thêm thành phần  chống viêm corticoid. Việc lạm dụng corticoid có thể dẫn đến ức chế phản ứng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ phát, kéo dài thời gian nhiễm trùng hơn, đặc biệt tăng nguy cơ kháng thuốc.

Trong một số trường hợp, thuốc chứa dexamethasone sẽ giúp giảm viêm, giảm đỏ mắt  nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng bệnh có thể gây tai biến. Khi lạm dụng trong thời gian dài, sẽ làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (một tình trạng có khả năng gây mù), … Các tai biến này càng đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ em.

Dùng kháng sinh kéo dài và không đúng cách có thể Ngộ độc kháng sinh, .. và khô mắt

Phụ nữ mang thai và cho con bú bị đau mắt đỏ nên làm gì, Mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú không? Việc điều trị có ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ không?

  • Phụ nữ có thai và cho con bú bị đau mắt đỏ nên đến cở sở y tế có bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám, tư vấn cách dùng thuốc và chăm sóc vệ sinh mắt bị đau thời giai đoạn bị bệnh.
  • Mẹ bị đau mắt đỏ vẫn cho con bú.

Nếu trong quá trình cho con bú mà mẹ bị đau mắt đỏ, cần thực hiện nghiêm túc những lưu ý

  • Nên hạn chế tiếp xúc với trẻ, khi tiếp xúc cần cẩn thận để tránh lây bệnh cho bé, mẹ cần đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 0.9% thường xuyên nhiều lần trong ngày.
  • Nên mang khẩu trang khi tiếp xúc người khác, đặc biệt khi chăm sóc em bé.
  • Khi bị bệnh, nên hạn chế sờ chạm vào những vật dụng chung trong nhà. Người trong nhà chưa mắc bệnh cũng cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý với ít nhất 3 lần/ngày và hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt và không nên dùng thuốc nhỏ mắt của người khác vì có thể khiến bệnh lây lan.

Việc điều trị đúng cách bệnh sẽ khỏi và không ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh

Trẻ em bị đau mắt đỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc

Nếu chẳng may trẻ bị đau mắt đỏ, những việc mà ba mẹ cần làm để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của trẻ đó là:

  • Đưa trẻ tới các cơ sở khám chưa bệnh để có những xử trí và lời khuyên kịp thời từ Bác sĩ chuyên khoa mắt.
  • Mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cho trẻ, không dùng đơn thuốc cũ của trẻ khác.
  • Lau rửa ghèn, rỉ mắt cho trẻ ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
  • Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, rỉ và nước mắt chảy ra.
  • Không tra vào mắt lành của trẻ thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
  • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Sau khi bị đau mắt đỏ thị lực có suy giảm không, nếu có tình trạng này có nguy hiểm không? Người bệnh cần làm gì?

Sau khi bị đau mắt đỏ nếu được điều trị và chăm sóc mắt đúng cách thì sau khỏi bệnh thị lực không giảm

Nếu có tình trạng giảm thị lực thì người bệnh phải ngưng sử dụng thuốc tự mua và phải đến cơ sở có Bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám, điều trị và theo dõi tình trạng bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm đến mắt như viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc

Trên thị trường có nhiều loại nước muối sinh lý. Vậy đâu là nước muối sinh lí nhỏ mắt an toàn, bệnh nhân cần lưu ý gì khi sử dụng nuối muối sinh lí?

Nước muối sinh lý chuyên dụng cho mắt thường là dung dịch nước muối có nồng độ chuẩn 0, 9%, được pha chế từ 1 lít nước cất và 9g Natri Clorua tinh khiết.

Đây là dung dịch có nồng độ đẳng trương với các dịch cơ thể, nghĩa là áp suất thẩm thấu giữa dịch cơ thể và nước muối sinh lý xấp xỉ bằng nhau, nên an toàn, hiệu quả trong vệ sinh và hỗ trợ điều trị một số bệnh về mắt cho cả trẻ em và người lớn.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng loại nước muối sinh lý chuyên biệt cho mắt, có nhãn “thuốc nhỏ mắt”, có hình con mắt trên bao bì hoặc có ghi rõ công dụng nhỏ mắt trong tờ hướng dẫn sử dụng, để nhỏ mắt. Tuyệt đối không sử dụng các loại nước muối sinh lý khác hoặc tự pha nước muối để nhỏ mắt vì không đảm bảo nồng độ, chất lượng cũng như công dụng nhỏ mắt.

Khi sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, nên lưu ý đến một số vấn đề

Không sử dụng các loại nước muối không phải nước muối sinh lý chuyên biệt cho mắt hoặc nước muối tự pha để nhỏ hoặc rửa mắt.

  • Không lạm dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt quá 7-10 lần trong ngày nếu bạn không mắc bệnh lý gì.
  • Nước muối sinh lý nhỏ mắt 0, 9% chỉ chứa natri clorua và nước, cũng giống như nước mắt nên chỉ có tác dụng làm sạch, bôi trơn cho mắt, không có tác dụng bổ mắt hay dùng thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu muốn sử dụng nước nhỏ mắt với mục đích khác, bạn hãy tìm mua những loại nước nhỏ mắt có bổ sung thành phần khác.
  • Chỉ sử dụng nước nhỏ mắt sinh lý còn hạn sử dụng và thời gian sử dụng sau khi mở nắp. Bảo quản đúng nơi quy định theo hướng dẫn.
  • Không dùng chung nước nhỏ mắt với người khác và tránh chạm đầu nhỏ của chai/lọ nước nhỏ mắt vào mắt.

Sau khi hết đau mắt đỏ, có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt hàng ngày được hay không? Khi hết bệnh thì không nên nhỏ NMSL thường xuyên hàng ngày nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên sẽ làm mắt bị khô, có thể bị viêm giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ khi lớn lên.

  • Có thể hổ trợ thêm nước mắt nhân tạo

5 bước nhỏ thuốc mắt đúng cách

  • Bước 1: Rửa tay sạch. Ngửa đầu ra sau và nhìn lên trần nhà.
  • Bước 2: Dùng ngón trỏ kéo nhẹ mi dưới xuống, để lộ cùng đồ dưới.
  • Bước 3: Bóp nhẹ chai thuốc, nhỏ 1 giọt thuốc vào cùng đồ dưới. Tránh để chai thuốc chạm vào mắt, mi mắt hay ngón tay.
  • Bước 4: Nhắm mắt nhẹ nhàng, dùng tay đè nhẹ vào góc trong mắt.
  • Bước 5: Dùng khăn giấy lau nhẹ phần thuốc tràn ra ngoài mi mắt.

Bác sĩ CKI Phan Thanh Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *