TỔNG QUAN VỀ BỆNH RỐI LOẠN SẮC GIÁC HAY CÒN GỌI LÀ MÙ MÀU
- Võng mạc tương tự như ống kính nằm ở phía trước, được bao phủ bởi các tế bào thần kinh có chứa sắc tố phản ứng với ánh sáng, trong đó có tế bào hình nón và tế bào hình que.
- Tế bào hình nón tập trung ở hố trung tâm võng mạc giúp phát hiện màu sắc. Có 3 loại tế bào hình nón với nhiệm vụ nhận biết màu khác nhau: đỏ, xanh lá và xanh lam. Trong mỗi tế bào hình nón có các sắc tố phản ứng với bước sóng ánh sáng dài, ngắn hoặc trung bình.
- Tế bào hình que chỉ có một sắc tố và phản ứng đồng bộ với tất cả bước sóng ánh sáng. Các tế bào hình que không ảnh hưởng đến việc phát hiện ánh sáng nhưng giúp chúng ta nhìn vào ban đêm.
- Mù màu còn gọi là khiếm khuyết thị giác màu sắc, là tình trạng không có khả năng nhìn, hoặc gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa một số màu nhất định. Người bị mù màu không thể thấy được một số màu hoặc nhìn ra màu khác so với màu chuẩn mà người bình thường thấy.
- Dị tật này là do khiếm khuyết gen gây ra, do mắt dính hóa chất hoặc do chấn thương ở mắt hay não….hoặc một số nguyên nhân khác. Bệnh mù màu không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như trí tuệ, nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, người mang bệnh này vẫn có thể sinh sản bình thường và đa số không biết mình có bệnh do vậy gen bệnh có khả năng lan rộng.
TRIỆU CHỨNG BỆNH MÙ MÀU DỄ NHẬN BIẾT
Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể không biết mình bị mù màu. Phụ huynh chỉ nhận biết con mắc bệnh khi trẻ đang học về màu sắc.
Một số dấu hiệu nhận biết người mù màu:
- Người bệnh không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định, các màu khác vẫn có khả năng phân biệt được.
- Ở mức độ nhẹ, người mù màu thường khó khăn trong việc phân biệt được các màu như xanh lá – đỏ, xanh dương – vàng.
- Mức độ nặng thì không phân biệt được các loại màu sắc với nhau.
- Trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể không nhìn thấy bất kỳ màu nào, chỉ nhìn thấy mọi thứ trong sắc thái của màu xám (hội chứng rối loạn thị giác di truyền – achromatopsia Ước tính trên thế giới, cứ 30.000 người có 1 người mắc phải hội chứng trên.
- Dùng sai màu khi vẽ (nhất là trẻ em).
- Người bệnh nhạy cảm hơn với điều kiện quá sáng.
- Đau đầu, đau mắt khi nhìn vào màu mà trẻ kém phân biệt được.
NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY BỆNH MÙ MÀU
- Di truyền
Mù màu là một bệnh di truyền do đột biến có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ giới là XX và ở nam là XY). Người mắc bệnh mù màu do đột biến hoặc thiếu một gene trên nhiễm sắc thể X, gây ra sự rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc.
Người con trai nếu nhận được ở mẹ loại gen này thì không thể phân biệt được màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu.
Còn phụ nữ nếu chỉ mắc bệnh này nếu có 2 gen mù màu: một của bố và một của mẹ mắc bệnh truyền cho. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ chỉ có một gen bệnh của bố hoặc mẹ thì chưa việc gì. Điều đó cho thấy vì sao nữ giới giới mắc chứng mù màu ít hơn nhiều so với nam giới.
- Biến chứng của một số bệnh:
Tiểu đường, tim mạch, tăng nhãn áp, alzheimer, parkinson, bạch cầu, thoái hóa điểm vàng,…bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có thể làm ảnh hưởng đến thị giác của bạn gây ra bệnh mù màu. Những trường hợp này thường bị mù màu một bên mắt, đôi khi cả hai mắt. Sau khi điều trị bệnh mù màu có thể thuyên giảm và phục hồi.
- Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON)
Dù triệu chứng không rõ ràng song những người bị bệnh này thường khó có thể phân biệt được các màu xanh lá cây, đỏ.
- Do biến chứng của một số thuốc: một số loại thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc của mắt như thuốc tim mạch, huyết áp, rối loạn cương dương, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh…
- Tuổi tác – lão hóa: thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm dần khi độ tuổi tăng.
- Ngoài ra, một số hóa chất độc hại nphân bón, styrene và disulfua cacbon, có thể gây mất màu sắc thị giác. Tầm nhìn màu sắc cũng sẽ thay đổi nếu thường xuyên làm việc với hóa chất mạnh này.
- Tình trạng lão hóa: thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm dần khi độ tuổi tăng.
- Chấn thương mắt.
CÓ CÁC LOẠI MÙ MÀU NÀO
Có 3 loại mù màu chính: mù màu đỏ – xanh lá cây, mù màu xanh – vàng, mù màu đơn sắc.
– Mù màu đỏ – xanh lá cây: đây là tình trạng này phổ biến nhất, người bệnh khó phân biệt đỏ – xanh lá cây. Có 4 loại:
- Deuteranomaly: xảy ra do có một sắc tố hình nón màu xanh lục bất thường (Phổ biến với 4,63% nam giới mắc phải, có tính chất di truyền). Điều này dẫn tới việc khi nhìn màu vàng hoặc xanh lá cây lại thành màu đỏ, khó nhận biết được các màu xanh lam, tím.
- Protanomaly: Do bất thường của tế bào nón sắc tố đỏ, dẫn tưới khi nhìn các màu đỏ, vàng, cam sẽ thành những màu tối hoặc xanh lục.
- Protanopia: trường hợp này do các sắc tố đỏ hình nón ngừng hoạt động. Màu đỏ nhìn thành đen. Do tế bào nón sắc tố đỏ ngừng hoạt động, dẫn tới nhìn màu đỏ thành màu đen.
- Deuteranopia: các sắc tố hình nón màu xanh lá cây ngừng hoạt động. Người bệnh sẽ nhìn thấy màu đỏ giống vàng nâu, nhìn xanh lục thành màu vàng đậm. Do tế bào nón xanh lá cây ngừng hoạt động mà người bệnh khi nhìn màu đỏ lại thấy giống vàng nâu, nhìn xanh lục lại thành vàng đậm.
– Mù màu xanh – vàng: ảnh hưởng đồng đều cả nam và nữ ở một tỷ lệ rất thấp, người bệnh khó phân biệt xanh dương – xanh lá cây, vàng – đỏ. Có 2 loại mù màu xanh – vàng.
- Tritanomaly: xảy ra do các sắc tố hình nón màu xanh bị hạn chế chức năng. Màu xanh lam nhìn thành xanh lá cây, khó phân biệt đỏ – vàng.
- Tritanopia: những người bị tình trạng này do thiếu sắc tố xanh lam. Theo đó, màu xanh lam nhìn giống xanh lá cây, hồng giống tím hoặc nâu nhạt.
– Mù màu hoàn toàn (Monochromacy): cực kỳ hiếm, chỉ có khoảng 0,00003% dân số thế giới mắc phải. Ở trường hợp này người bệnh không nhìn thấy màu. Có 2 loại mù màu đơn sắc.
- Do tế bào hình que bất thường: Đây là dạng mù màu nghiêm trọng nhất. Không có bất cứ tế bào hình nón nào có sắc tố nhạy cảm với ánh sáng hoạt động. Kết quả là thế giới hiện diện với màu trắng, xám và đen. Người bệnh rất kỵ ánh sáng và cảm thấy khó chịu khi ở trong không gian nhiều ánh sáng.
- Do tế bào hình nón: Xảy ra khi 2 trong số 3 tế bào hình nón của bạn: xanh lam, đỏ, xanh lá không hoạt động nên khi chỉ có một loại hình nón hoạt động, rất khó có thể phân biệt màu từ một màu khác.
CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH MÙ MÀU
Hiện nay, chưa có một biện pháp nào được chứng minh có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh mù màu. Bệnh mù màu phần lớn do yếu tố di truyền, tuy nhiên bác sĩ sẽ có phương pháp hỗ trợ, tư vấn, lên phương án giúp người bệnh bảo vệ mắt, kiểm tra mắt đúng định kỳ, tránh gây tổn thương hay va đập vào mắt…
Tuy nhiên, có một số biện pháp có vai trò khắc phục hậu quả do bệnh mù màu gây ra như:
- Không được tự ý dùng thuốc bôi, thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh mù màu do nguyên nhân sử dụng thuốc hoặc do biến chứng trên nền bệnh cũ có thể được cải thiện khi ngừng thuốc hoặc điều trị bệnh nguyên.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ và cần điều trị kịp thời khi thấy những vấn đề bất thường về thị lực.
- Có thể nhờ người có thị giác màu bình thường xem màu sắc của quần áo và đánh dấu lên áo, hoặc nhờ cất chung những bộ quần áo có màu giống nhau.
- Trẻ bị mù màu cần được thông báo đến giáo viên phụ trách về những tình trạng khó khăn mà trẻ gặp phải trong việc phân biệt màu sắc, để có sự hỗ trợ từ phía thầy cô và trường học.
- Kính lọc màu: đây là một loại kính mới được các nhà khoa học phát triển với tính năng tăng độ tương phản giữa các màu sắc mà người bệnh không phân biệt được. Từ đó giúp người bệnh dễ dàng nhận biết được màu sắc và thuận lợi hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kính lọc màu chỉ có vai trò trong điều trị hỗ trợ triệu chứng, chứ không thể điều trị căn nguyên bệnh mù màu.
- Cần phải có đồ bảo hộ cho mắt khi tiếp xúc với xúc hóa chất.
- Tránh các chấn thương vùng đầu, vùng mắt để không gây tổn thương thị giác.
- Điều trị các bệnh nội khoa có thể dẫn đến mù màu như tiểu đường, tim mạch, tăng nhãn áp…
- Ghi nhớ thứ tự của đèn giao thông có thể giúp người bị mù màu tuân thủ đúng luật và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trong tình trạng không thể phân biệt được các màu sắc của đèn.
- Hiện nay, điện thoại thông minh rất hữu ích đối với những người mù màu. Người bệnh có thể tải những ứng dụng về máy để sử dụng hàng ngày.
- Kiểm tra bộ nhiễm sắc thể, sức khỏe trước khi lập gia đình để xem có ai bị không, tránh con cái sau này mắc bệnh.
Những công việc liên quan đến màu sắc như : thiết kế, lái xe, họa sĩ, lĩnh vực kim hoàn, giáo viên,v.v.. người bị bệnh mù màu thường gặp khó khăn trong môi trường làm việc. Y học chưa có cách nào chữa được bệnh rối loạn sắc giác mặc dù có thể chẩn đoán trước khi sinh. Các chuyên gia nhãn khoa có rất nhiều biện pháp để kiểm tra chẩn đoán bệnh mù màu ì vậy hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nhãn khoa khi thấy có khác thường nào vể màu sắc ở mắt nói riêng và bất thường ở mắt nói chung.