MỐI LIÊN HỆ GIỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ BỆNH LÝ MẮT

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ CKII 

Đặng Đức Khánh Tiên

Bệnh Viện Mắt Việt

Bệnh Đái Tháo Đường nguy hiểm không chỉ ở tính chất bệnh lý, mà còn do sự chủ quan của bệnh nhân – ước tính chỉ riêng ở Việt nam hơn 65% bênh nhân bị Đái Tháo Đường không biết mình mắc căn bệnh này – trong khi các biến chứng của Đái Tháo Đường đang diễn tiến âm thầm theo thời gian mắc bệnh. Tại Việt nam, tỷ lệ bênh Đái Tháo Đường tăng nhanh chóng 211%, cụ thể khu vực miền Tây có khuynh hướng gia tăng nhanh.

Tư vấn chuyên môn bài viết Bs CKII Đặng Đức Khánh Tiên Bệnh Viện Mắt Việt

Tình hình bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng

Bệnh đái tháo đường (Đái Tháo Đường) là bệnh không lây nhiễm, mang tính xã hội, là 1 trong 4 bệnh nguy hiểm hiện nay trên thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh Đái Tháo Đường năm 2019 là 463 triệu người, dự đoán năm 2045 có thể tăng đến 700,1 triệu người (10,9% dân số).

Châu Á được đánh giá tỷ lệ Đái Tháo Đường tương đối cao trên thế giới, tại các nước Nam Á dự đoán năm 2045 sẽ tăng khoảng 2,5% người Đái Tháo Đường so với năm 2019, hơn 50% trường hợp Đái Tháo Đường chưa được phát hiện qua chẩn đoán và chưa điều trị. Và trong đó có 60-70% chưa điều trị đúng cách.

Hình: Biểu đồ thống kê khuynh hướng gia tăng của bệnh ĐTĐ (Nguồn Internet)
Hình: Biểu đồ thống kê khuynh hướng gia tăng của bệnh Đái Tháo Đường (Nguồn Internet)

Bệnh Đái Tháo Đường nguy hiểm không chỉ ở tính chất bệnh lý, mà còn do sự chủ quan của bệnh nhân – ước tính chỉ riêng ở Việt nam hơn 65% bênh nhân bị Đái Tháo Đường không biết mình mắc căn bệnh này – trong khi các biến chứng của Đái Tháo Đường đang diễn tiến âm thầm theo thời gian mắc bệnh. Tại Việt nam, tỷ lệ bênh Đái Tháo Đường tăng nhanh chóng 211%, cụ thể khu vực miền Tây có khuynh hướng gia tăng nhanh.

Hình: Thống kê bệnh ĐTĐ tại Việt nam.
Hình: Thống kê bệnh Đái Tháo Đường tại Việt nam.

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và bệnh lý mắt

Đái Tháo Đường không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính đối với tim mạch, thận, hệ thần kinh mạch máu và bệnh lý mắt.

Thời gian mắc bệnh Đái Tháo Đường trên 5 năm sẽ có khoảng 90% BN có ảnh hưởng tại mắt và 50% bị mù lòa.

Hình: ĐTĐ và các bệnh lý do biến chứng (tim, thận, thần kinh mạch máu và mắt).
Hình: Đái Tháo Đường và các bệnh lý do biến chứng (tim, thận, thần kinh mạch máu và mắt).

Các biến chứng xảy ra ở mắt có liên quan

Thời gian mắc bệnh Đái Tháo Đường

thời gian mắc bệnh Đái Tháo Đường càng lâu tỷ lệ ảnh hưởng mắt càng cao. Sau 5 năm mắc bệnh Đái Tháo Đường tỷ lệ biến chứng ở mắt 5 -10%, sau 10 năm tỷ lệ gấp đôi, trên 15 năm tỷ lệ 50 – 70% có ảnh hưởng đến mắt. Bệnh lý võng mạc Đái Tháo Đường phổ biến hơn bệnh nhân đái tháo đường tuýp1. Có sự khác biệt rõ ràng trên bệnh nhân Đái Tháo Đường tuýp 2 theo khu vực, chủng tộc: người châu Á (20,8%), người da trắng (44,7%) và người Mỹ gốc Phi (55,7%).

Mức độ kiểm soát đường huyết

không phải bênh nhân nào bị Đái Tháo Đường cũng đều ảnh hưởng đến mắt – nếu BN biết tuân thủ điều trị, biết điều chỉnh giữ đường huyết luôn ổn định có khi trên 5 – 10 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Đái Tháo Đường bệnh nhân vẫn chưa có biến chứng.

Hình: Ngưỡng đường huyết an toàn và nguy hiểm.
Hình: Ngưỡng đường huyết an toàn và nguy hiểm.

Cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác

Béo phì, tăng cân, tăng HA, tăng lipid máu, thai kỳ, sau phẫu thuật mắt…Bệnh võng mạc Đái Tháo Đường được công nhận là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa mặc dù bệnh có khả năng phòng ngừa và điều trị.

Tại sao bị đái tháo đường, khả năng nhìn của mắt yếu đi?

Bệnh mắt do Đái Tháo Đường là một biến chứng đáng sợ đối với bệnh nhân Đái Tháo Đường, làm giảm khả năng nhìn của BN, bao gồm: bệnh võng mạc đái tháo đường (DR), phù hoàng điểm (DME), đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và nhìn đôi.

Do rối loạn glucid gây đường huyết tăng cao, làm tổn thương hệ thống mạch máu lớn nhỏ trong cơ thể – đặc biệt hệ thống mao mạch ở võng mạc mắt (đáy mắt), gây thiếu máu võng mạc, tắc mạch võng mạc, rò rỉ dịch gây phù võng mạc…hậu quả làm mờ mắt. Biến chứng mắt nặng hơn: xuất huyết nội nhãn, bong võng mạc do tăng sinh co kéo, cườm nước (do tân mạch bất thường) gây đau nhức điều trị rất khó khăn.

Ngoài ra, đường huyết cao dao động bất thường có thể gây rối loạn điều tiết lúc nhìn mờ lúc nhìn rõ, bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) xảy ra sớm và nhanh hơn.

Hình: Xuất huyết trong buồng dịch kính, phù hoàng điểm đái tháo đường.
Hình: Xuất huyết trong buồng dịch kính, phù hoàng điểm đái tháo đường.

Có nên khám tầm soát bệnh Đái Tháo Đường và bệnh mắt Đái Tháo Đường hay không?

Việc khám tầm soát Đái Tháo Đường hay khám mắt trên bệnh nhân Đái Tháo Đường mang nhiều lợi ích, tăng cơ hội điều trị hiệu quả nếu phát hiện ra bệnh.

Tầm soát võng mạc đái tháo đường bao gồm những mục tiêu:

Phòng ngừa để không mắc bệnh mắt do Đái Tháo Đường

Khi đã mắc bệnh mắt do Đái Tháo Đường: bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị, theo dõi để bệnh không tiến triển nhanh,giảm thiểu tối đa biến chứng nặng nề của bệnh.

Do vậy, tất cả các bệnh nhân mắc bệnh Đái Tháo Đường nên thường xuyên khám mắt mỗi 6 tháng hoặc 1 năm / lần giúp phát hiện các biến chứng tại mắt, sẽ được điều trị sớm, tăng cơ hội phục hồi, giảm gánh nặng về chi phí và tăng chất lượng cuộc sống.

Hình: Khám tầm soát võng mạc ĐTĐ tại Bệnh viện mắt Việt.
Hình: Khám tầm soát võng mạc Đái Tháo Đường tại Bệnh viện mắt Việt.

Bệnh viện mắt Việt

Bs CKII Đặng Đức Khánh Tiên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào Bạn! Bệnh viện mắt Việt đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí