Lông xiêu: Nguyên nhân và cách điều trị

Long-xieu

Lông xiêu thường vô căn, nhưng nguyên nhân được biết đến bao gồm viêm bờ mi, thay đổi sau hậu phẫu và sau phẫu thuật, sẹo kết mạc nếp thượng mi và hàng lông mi kép (mọc bẩm sinh thêm một hàng lông mi).

Lông xiêu là gì?

Lông xiêu là tình trạng những sợi lông mi mọc ngược hướng vào phía nhãn cầu, trong khi bờ mi ở vị trí bình thường.

Tại chân của mỗi sợi lông mi có một nang lông với nhiệm vụ tiết ra chất nhờn. Khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm, nang lông sưng to, ứ đọng chất bã nhờn tạo thành kén – được gọi là lẹo mắt. Nếu lông mi mọc ngược vào bên trong sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Phần lớn mọi người thường nhầm lẫn giữa quặm mi và lông xiêu.

Lông xiêu là tình trạng những sợi lông mi mọc ngược hướng vào phía nhãn cầu, trong khi bờ mi mắt ở vị trí bình thường.

Lông xiêu là gì

Nguyên nhân gây ra bệnh lông xiêu

Nguyên nhân gây lông xiêu là do sẹo vùng bờ mi sau khi bị bệnh mắt hột, chấn thương, phẫu thuật,…

Hoặc tình trạng viêm bờ mi mạn tính làm biến đổi vùng bờ mi cũng gây lông xiêu. Ngoài ra, cũng có những trường hợp bị lông xiêu mà không tìm được nguyên nhân nào cả.

Lông xiêu trong một thời gian dài mà không được điều trị thì có thể dẫn đến sẹo giác mạc, viêm giác mạc, thậm chí mù lòa. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa mắt để các bác sĩ chẩn đoán chính xác bạn bị quặm mi hay lông xiêu và có hướng điều trị cho bạn.

Mặc dù lông xiêu có nguy cơ tổn thương giác mạc nhưng tổn hại thị lực trong bệnh nhân là không cao, chỉ có 1,27% bệnh nhân bị mù trong số bệnh nhân bị lông xiêu. Vị trí lông xiêu chủ yếu gặp ở 1/3 trong của mi (68,1%) giải thích cho tỷ lệ tổn thương giác mạc thấp do các lông xiêu không trực tiếp cọ vào giác mạc

 

Triệu chứng của lông xiêu

Các triệu chứng điển hình của bệnh xiêu lòng như:

  • Cộm xốn 
  • Đỏ mắt
  • Mắt bị kích thích
  • Chảy nước mắt
  • Chớp mắt
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Mắt bị mờ

Điều trị bệnh lông xiêu

Phương pháp nhổ lông xiêu

Khi lông xiêu ít, nhổ lông xiêu giúp lấy đi những sợi lông mọc sai hướng, thường sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng tình trạng khó chịu, cộm xốn. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau đó, những lông xiêu sẽ mọc lại.

Nhổ lông xiêu được thực hiện các bước khá đơn giản và nhanh chóng như lật bờ mi, sử dụng pince (nhíp) nhỏ nhổ lông xiêu, tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.

Nếu nhiều lông xiêu gây tổn thương trực tiếp đến giác mạc cũng có thể cố gắng nhổ hết được. Giải pháp này có nhược điểm là chỉ một thời gian ngắn sau đó lông sẽ mọc lại. Do đó, đốt điện, lạnh đông, laser hoặc phẫu thuật (giúp lấy đi hoặc làm hư những nang lông) là những phương pháp điều trị loại triệt để tình trạng này.

Phương pháp đốt lông xiêu

Đốt lông xiêu gồm có các thao tác cụ thể: Lidocain 2% tê tại chỗ, lật bờ mi, dùng đầu đốt sâu vào nang lông xiêu, tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.

Các loại chất bôi trơn cũng như kháng sinh sẽ giúp bề mặt giác mạc mau lành tổn thương, cũng như điều trị viêm bờ mi nếu có.

Long Xieu 02

Với những trường hợp bệnh nhân cao tuổi thường sẽ không có chỉ định phẫu thuật vì trương lực cơ mi yếu nên hiệu quả phẫu thuật sẽ rất thấp. Do đó, khi cảm thấy cộm hoặc khó chịu ở mắt, người bệnh nên đi khám ở các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín về mắt để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng lông xiêu.

Để có thể ngăn ngừa và hạn chế bệnh lông xiêu một cách tốt nhất, người bệnh cần nắm được đầy đủ thông tin về tình trạng này.

Người bệnh nên cảnh giác với bất kỳ triệu chứng nào nghi là của bệnh lông quặm. Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh lông xiêu nên đến ngay các cơ sở chuyên về mắt để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Bệnh viện mắt Việt là địa chỉ đáng tin cậy, tại đây cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện. Không chỉ sở hữu hệ thống máy móc hiện đại và đa dạng bậc nhất mà còn có các đội ngũ Bác sĩ nhãn khoa dày dặn kinh nghiệm. Đến với Bệnh viện mắt Việt, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng và dịch vụ.

 

Contact Me on Zalo