Cách kiểm tra độ cận của mắt

Do Can Cua Mat

Độ cận thị là gì?

Thông số dùng để chỉ mức độ cận thị nặng hay nhẹ của một người được gọi là độ cận thị, kí hiệu là D – Diop. Dựa vào độ cận mà có thể đưa ra biện pháp cải thiện thị lực phù hợp.

Diop (D) là đơn vị đo độ cong của thấu kính sử dụng giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách bình thường. Số Diop càng lớn đồng nghĩa là tình trạng cận thị càng nặng và độ dày của thấu kính càng tăng. Số Diop nhỏ đồng nghĩa là tình trạng cận thị nhỏ, thấu kính sẽ mỏng hơn. Với tật cận thị, độ cận sẽ được thể hiện có dấu – phía trước, ngược lại với tật viễn thị, độ viễn được thể hiện có dấu + phía trước.

Diop 900x900

Diop (D) là đơn vị đo độ cong của thấu kính.

Các cách tính độ cận thị

1. Đo độ cận thị bằng bảng đo

Thông thường người ta sẽ dùng bảng đo để đo độ cận thị của mắt. Người cần đo mắt sẽ được cho ngồi trước bảng và được yêu cầu che một bên mắt (hai bên thay phiên) lại rồi đọc các ký tự trên bảng theo yêu cầu của người chỉ dẫn.

Độ cận thị sẽ được tính dựa vào cận điểm và viễn điểm. Ảnh nằm trong cận điểm và viễn điểm sẽ được mắt thấy rõ. Viễn điểm của người bình thường là vô cực, khi đó mắt có thể nhìn thấy rõ mọi vật. Việc mang kính cận sẽ nhằm điều chỉnh điểm cực viễn ở mắt người bị cận thị ra xa vô cực.

Khi viễn điểm là 2m sẽ tương ứng với độ cận -1D. Viễn điểm là 1m, tương đương với độ  cận -1.5D. Khi viễn điểm là 50cm sẽ tương ứng độ cận thị của mắt là -2D. Dựa vào kết quả đó, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng cách khắc phục cho tình trạng mắt hiện tại của bệnh nhân.

Bang Do Can

Độ cận thị sẽ được tính dựa vào cận điểm và viễn điểm.

2. Đo độ cận thị bằng máy móc

Bước 1: Đo bằng máy điện tử

Máy đo điện tử sẽ xác định được bạn có bị cận hay không. Khi đo thị lực bằng máy đo điện tử sẽ có một số kí hiệu:

  • Kết quả đo thị lực mắt phải: R (Right) hoặc OD.
  • Kết quả đo thị lực của mắt trái: L (Left) hoặc OS.
  • Số đo độ của tròng kính: S (SPH/Sphere/Cầu).
  • Kí hiệu tật cận thị: “-”
  • Kí hiệu tật viễn thị: “+”
  • Số độ kính kiến nghị nên sử dụng: S.E
  • Khoảng cách giữa hai đồng tử: PD (mm)

Với bước 1 sẽ xác định được có bị cận hay không, sau đó cần thực hiện bước tiếp theo để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Bước 2: Đo thị lực của mắt bằng cách lắp kính mẫu

Ở bước thứ nhất, sẽ xác định được bạn có bị cận hay không, thực hiện bước hai sẽ giúp có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Cách thực hiện:

Người cần đo được cho gắn kính mẫu, nếu người đó nhìn rõ và cảm thấy thoải mái khi di chuyển thì chứng tỏ độ kính đó phù hợp với mắt của người bị cận thị. Đây là cách để biết chính xác độ cận thị là bao nhiêu. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ cắt kính phù hợp.

3. Cách đo độ cận thị của mắt tại nhà

Những vật dụng cần chuẩn bị:

  • Bảng đo thị lực
  • 1 cây thước (cm)
  • 1 sợi dây trắng (105 – 110 cm)
  • 2 cây viết màu (màu khác nhau)
  • 1 bìa giấy cứng (có in chữ bất kì không dấu)
  • 2 người thực hiện đo

Người được đo dùng một tay che mắt lại, tay còn lại cầm lấy một đầu dây đặt ngang mũi và cách mũi 1cm. Người đo sẽ dùng một tay căng dây, một tay còn lại cầm bìa giấy di chuyển từ sát mắt ra xa từ từ để xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt người cần đo.

Khi kéo bìa giấy từ từ ra xa, người đo yêu cầu người được đo đọc chữ trên giấy, rồi xác định khoảng cách xa nhất mà người đó có thể thấy rõ, sau đó đánh dấu lại. Để người cần đo thư giãn mắt 3 phút, rồi thực hiện lại cho mắt bên kia.

Cách tính độ cận thị

Lấy thước đo khoảng cách từ đầu sợi dây đến điểm đánh dấu của 2 mắt tính bằng cm. Độ cận = 100/ khoảng cách vừa đo được (cm).

Theo cách này, chúng ta có thể đo được độ cận tương đối. Tuy nhiên để chính xác hơn, người bị cận thị nên đến các cơ sở mắt uy tín để được bác sĩ chuyên môn kiểm tra, đo thị lực một cách chính xác và can thiệp sớm, khắc phục tật cận thị hiệu quả.

Hãy liên hệ với  Bệnh viện mắt Việt để được tư vấn nhé!

Hotline: 0902249368

Địa chỉ: 249 Cộng Hòa, P13, Q. Tân Bình, TPHCM

Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienmatviet

Contact Me on Zalo