Kiểm soát cận thị bằng kính cận “MYO CONTROL”

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ CKII 

Đặng Đức Khánh Tiên

Bệnh Viện Mắt Việt

Tròng kính cận kiểm soát cận thị – Myo Control giúp hạn chế tăng độ cận khoảng 30% so với tròng kính cận truyền thống. Kiểm soát cận thị bằng kính gọng là một phương pháp dễ thực hiện nhất và không có tác dụng phụ. Trẻ có thể cần một ít thời gian ban đầu để thích nghi, làm quen với kính.

Tư vấn chuyên môn bài viết Bs CKII Đặng Đức Khánh Tiên Bệnh Viện Mắt Việt

Nguyên nhân nào gây ra cận thị ở trẻ em?

Cận thị xảy ra khi giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài, hoặc cả hai, khiến ánh sáng hội tụ ở phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc như bình thường.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cận thị của bạn bao gồm:

Di truyền: Nếu một trong hai cha hoặc mẹ bị cận thị, nguy cơ con họ bị cận thị sẽ tăng lên. Nguy cơ cao hơn nếu cả hai cha mẹ đều bị cận thị.

Thói quen nhìn: làm việc, học tập ở khoảng cách gần liên tục.

Thiếu hoạt động ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị.

Các nguyên nhân có thể gây cận thị.
Các nguyên nhân có thể gây cận thị.

Các phương pháp kiểm soát cận thị hiện nay

Độ tuổi 8-13: đây là độ tuổi cần kiểm soát tiến triển cận thị chặt chẽ nhất. Trẻ em bị cận thị luôn có nguy cơ tiến triển cận thị liên tục cho đến khi trưởng thành (18 tuổi).

Do đó, trong nhiều trường hợp, nếu cận thị vẫn có nguy cơ tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định điều trị kiểm soát cận thị cho đến khi trưởng thành. Cũng tùy cá thể, bác sĩ có thể đưa ra giải pháp kiểm soát cận thị thích hợp, có thể đơn lẻ hoặc kết hợp các phương pháp giúp kiểm soát cận thị đạt hiệu quả nhất.

Hiện nay có các phương pháp kiểm soát cận thị phổ biến như:

Phương pháp chỉnh hình giác mạc Orthokeratology (Ortho-K).

Nhỏ thuốc Atropine nồng độ thấp 0,01% – 0,05%.

Liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp.

Điều chỉnh thói quen thị giác bao gồm giảm thời gian làm việc, học tập gần, tăng thời gian ở ngoài trời…

Kính cận kiểm soát cận thị “Myo control” có thiết kế độ nhìn gần.

Bài viết này đề cập về 1 trong những giải pháp kiểm soát tăng độ cho trẻ con: Kính  cận ‘Myo control”.

Kính gọng kiểm soát cận thị “MYO CONTROL”

Hình: Kính gọng có độ nhìn gần trong thiết kế kính Myo control.
Hình: Kính gọng có độ nhìn gần trong thiết kế kính Myo control.

Nguyên lý kính gọng kiểm soát cân thị với thiết kế có độ nhìn gần

Tròng kính cận kiểm soát cận thị – Myo Control giúp hạn chế tăng độ cận khoảng 30% so với tròng kính cận truyền thống. Kiểm soát cận thị bằng kính gọng là một phương pháp dễ thực hiện nhất và không có tác dụng phụ. Trẻ có thể cần một ít thời gian ban đầu để thích nghi, làm quen với kính.

Mặc dù mức độ hiệu quả có phần thấp hơn so với các phương pháp khác như thuốc nhỏ mắt Atropine và kính áp tròng chỉnh hình giác mạc đeo khi ngủ Ortho-K, nhưng phương pháp này vẫn được lựa chọn sử dụng rộng rãi vì sự tiện dụng và an toàn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động điều tiết, thể thủy tinh phải căng xẹp liên tục để đưa hình ảnh hội tụ đúng lên võng mạc (là hoạt động của mắt giúp nhìn rõ ở những khoảng cách khác nhau) có thể thúc đẩy cận thị tiến triển.

Hình: Cơ chế điều tiết khi nhìn gần (thể thủy tinh căng phồng lên).
Hình: Cơ chế điều tiết khi nhìn gần (thể thủy tinh căng phồng lên).

Thiết kế tròng kính cận thông thường không đáp ứng hỗ trợ cho trẻ khi nhìn gần, trẻ phải điều tiết liên tục.

Do đó việc làm giảm hoạt động điều tiết bằng cách sử dụng thêm kính đọc sách hay kính 2 tròng, sẽ có tác dụng kiểm soát cận thị ở trẻ em.

Kính cận Myo Control 2 tròng với thiết kế có 2 tiêu cự nên trẻ đeo kính có thể nhìn rõ cả khi nhìn xa và gần.

Kính 2 tròng có vùng nhìn gần nửa phía dưới rộng hơn kính 2 tròng thông thường, dựa trên cơ chế thư giãn điều tiết mắt của người cận thị, dẫn đến hạn chế tiến triển cận thị.

Xem thêm: Nổi bọng nước trong mắt

Lưu ý gì khi chọn gọng kính có lắp tròng cận Myo Control cho trẻ?

Tránh sử dụng gọng kính có độ nghiêng (Panto) và độ cong lớn (Wrap), gọng quá rộng càng kính quá dài trượt xuống mũi: vì khi trẻ đeo gọng kính có các đặc điểm như vậy, vùng thiết kế nhìn xa và nhìn gần sẽ bị lệch đi so với tâm đồng tử cũng như trục thị giác. Khi ấy trẻ đeo kính nhưng không nhìn rõ, phải điều tiết làm kém hiệu quả kiểm soát cận thị.

Tròng kính nên được chấm tâm và lắp đặt chính xác vào theo khoảng cách đồng tử (Mono PD) và khoảng cách từ tâm kính tới bờ dưới gọng kính (FH). Một chiếc kính chuẩn cần phải đáp ứng được sự chính xác về độ cận và vị trí của đồng tử.

Nếu đeo kính không chính xác, mắt sẽ phải điều tiết khi đeo và cực kỳ dễ mỏi mệt, dẫn đến việc tăng độ nhanh chóng.

Hình: Các thông số cần chú ý khi lựa chọn gọng kính chuẩn.
Hình: Các thông số cần chú ý khi lựa chọn gọng kính chuẩn.

Quy trình kiểm soát cận bằng kính cận Myo Control tại Bệnh viện mắt Việt

Khi phụ huynh lựa chọn cho trẻ phương pháp kiểm soát cận bằng kính Myo Control:

Tại phòng khám và phòng đo khúc xạ: trẻ sẽ được Bác sĩ / KTV khúc xạ khám mắt, đo khúc xạ chủ quan, khách quan và đo khúc xạ sau khi liệt điều tiết. PH sẽ nhận kết quả khúc xạ chính xác nhất của trẻ.

Hình: Khám khúc xạ trẻ em tại Bệnh viện mắt Việt.
Hình: Khám khúc xạ trẻ em tại Bệnh viện mắt Việt.

PH quyết định chọn tròng kính có thiết kế độ nhìn gần:

  • PH sẽ được tư vấn về gọng kính phù hợp cho từng trẻ.
  • Trẻ sẽ được KTV chấm tâm đồng tử, chấm tâm tròng kính, đo và ghi chú đầy đủ thông số các thông số gọng kính/ tròng kính theo yêu cầu của hãng kính.
  • Hướng dẫn các lưu ý khi trẻ đeo kính cận MyoControl để đạt kết quả cao nhất giúp kiểm soát cận thị.

Mặc dù kiểm soát cận thị bằng kính cận có thiết kế độ nhìn gần hiệu quả thấp hơn so với các phương pháp khác nhưng phương pháp này vẫn được lựa chọn sử dụng rộng rãi vì sự tiện dụng và an toàn. Phụ huynh nên kết hợp thêm các giải pháp khác cho trẻ như hạn chế thói quen nhìn gần, tăng thời gian sinh hoạt ngoài trời, liệu pháp ánh sáng đỏ…

Bệnh viện mắt Việt

Bs CKII Đặng Đức Khánh Tiên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào Bạn! Bệnh viện mắt Việt đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí