Đau hốc mắt không đơn thuần chỉ là tình trạng mắt nhức mỏi mà có thể triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh không nên lơ là để tránh gặp phải các biến chứng như mù lòa. Vậy nguyên nhân nào khiến đau nhức hốc mắt và cần làm gì nếu gặp phải?
NHỮNG THÔNG TIN VỀ CẤU TRÚC HỐC MẮT
Hốc mắt được cấu tạo bởi nhiều xương khác nhau bao gồm xương hàm trên, xương trán, xương gò má, xương lệ, xương sàng và xương bướm. Không chỉ vậy bên trong hốc mắt còn chứa mô mềm gồm thần kinh thị giác, mạch máu, cơ vận nhãn, nhãn cầu… Tại vị trí hốc mắt có rất nhiều bộ phận. Bên cạnh những lớp rất cứng và dày cũng có các lớp rất mỏng manh và dễ bị tổn thương.
Giải phẫu tổ chức của hốc mắt bao gồm: bao tenon bọc quanh nhãn cầu từ vùng rìa giác mạc tới thị thần kinh. Từ bao tenon tới thành hốc mắt là tổ chức mỡ có nhiều sợi một phần nào giúp cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định và dịch chuyển linh hoạt khi các cơ hoạt động; hệ thống cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo; hệ thống động tĩnh mạch hốc mắt; hệ thống bạch huyết.
Đó là những yếu tố giữ cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định trong hốc mắt, khi có biến đổi do bệnh hốc mắt gây ra thì ta dễ dàng nhận biết nó.
ĐAU HỐC MẮT LÀ BỆNH GÌ?
Bị đau hốc mắt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể là cảm thấy đau đột ngột làm mắt nhức nhối hoặc đau nhói tình trạng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Đau hốc mắt khiến mọi người cảm thấy rất khó chịu khi phải hoạt động, cảm giác đau trong mắt không đơn thuần chỉ là cảm giác mỏi thông thường như do tiếp xúc với máy tính cả ngày. Mức độ khó chịu sẽ lớn hơn, nhiều hơn cả tình trạng bụi hay lông mi bay vào mắt.
Khi bị đau hốc mắt, người bệnh có thể gặp các triệu chứng:
-Mí mắt sưng.
-Cảm giác mắt lồi ra.
-Có thể bị song thị.
-Đôi khi gây đau và thị lực giảm sút.
Dấu hiệu đau hốc mắt dễ nhận biết nhất là lồi mắt và hạn chế vận nhãn.
Đau nhức hốc mắt không chỉ báo hiệu các bệnh về mắt mà còn có khả năng liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể như tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh…
Đau hốc mắt thường gặp phải nhiều nhất ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, dấu hiệu đau hốc mắt đang dần trở nên phổ biến với mọi lứa tuổi dưới sự tác động của những yếu tố gây hại từ môi trường cùng những thói quen sống thiếu khoa học, lạm dụng thiết bị điện tử cùng những áp lực cuộc sống.
ĐAU NHỨC HỐC MẮT LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ?
1.Bệnh viêm hốc mắt
Viêm hốc mắt chủ yếu xuất phát từ vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có hại dẫn đến viêm tổ chức hốc mắt (nhiễm trùng mô mềm hốc mắt phía sau vách ngăn), viêm tổ chức vách ngăn (nhiễm trùng mô mềm mi mắt và xung quanh nhãn cầu phía trước cách ngăn), viêm xoang sàng. Đau hốc mắt do viêm thường để lại biến chứng như lồi mắt, liệt vận nhãn, đau nhức, giảm thị lực, phù nề kết mạc.
Bệnh viêm hốc mắt là tình trạng gây ra do nhiễm trùng các mô mềm trong hốc mắt và các cơ xung quanh mắt do các tác nhân vi sinh như vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Viêm hốc mắt là một bệnh có thể ảnh hưởng tới các thành phần cấu tạo nên hốc mắt. Đây là tình trạng nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực không phục hồi, thậm chí nó còn có nguy cơ nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh viêm mô tế bào hốc mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở những trẻ nhỏ dưới 7 tuổi và có thể trở nặng rất nhanh ở trẻ em, tăng nguy cơ dẫn đến mù lòa. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện tình trạng suy giảm thị lực.
- Đau, sưng mí mắt trên và dưới, có thể kèm theo cả lông mày và má
- Thay đổi màu sắc mí mắt đỏ hoặc tím.
- Sốt cao hơn 38,8 °C.
- Chuyển động mắt khó khăn và cảm thấy đau khi chuyển động mắt
- Mắt lồi và cảm thấy rất đau ở hốc mắt.
- Mệt mỏi như bị ốm, trẻ không chịu chơi.
Viêm nhiễm chủ yếu của phần phụ nhãn cầu và mô hốc mắt là viêm tổ chức trước vách ngăn và viêm tổ chức hốc mắt.
– Viêm tổ chức trước vách ngân là nhiễm trùng mô mềm mi mắt và xung quanh nhãn cầu phía trước vách ngăn hốc mắt
– Viêm tổ chức hốc mắt là nhiễm trùng mô mềm hốc mắt phía sau vách ngăn
2. Bệnh u hốc mắt
Khi có dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể sờ nắn thấy khối u hốc mắt. Nhãn cầu có thể bị di lệch ra xa vị trí khối u. Đám u tổn thương được nhìn thấy rõ hơn khi chụp cắt lớp vi tính.
Nguyên nhân u hốc mắt là sự phát triển bất thường của phần đáy mắt hoặc do các bộ phận khác di căn vào, có tiến triển từ từ, trong thời gian dài.
U hốc mắt nguyên phát chiếm 70%, từ tổ chức kế cận nhất khoảng 23%, di căn từ các tổ chức xa khác chiếm 4%, từ các bệnh hệ thống chiếm 3%.
Khối u có thể bắt nguồn từ nhiều mô khác nhau và nó có chèn ép dây thần kinh tại hốc mắt gây đau nhức hốc mắt. Bệnh nhân u hốc mắt thường có những biểu hiện ban đầu là đau hốc mắt. Khối u có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể lành tính hay ác tính.
- Khối u lành tính: Một số khối u lành tính bao gồm u nang dạng bì, u dây thần kinh thị giác thường gặp phải ở người lớn, loạn sản xơ gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và u màng não, u dây thần kinh thị giác ở người lớn…
- U ác tính: Một số u ác tính gồm sarcoma cơ vân, u xương ác tính, ung thư di căn, u bạch huyết…
Trong các dạng u nêu trên, u nang bì thường không gây đau đớn nên ít cần phải cắt bỏ. Nếu u này tác động, gây suy giảm thị lực của người bệnh thì phải được loại bỏ.
3. Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp (glôcôm, cườm nước) là một bệnh lý nguy hiểm và hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Bệnh tăng nhãn áp là hiện tượng chất lỏng tích tụ trong mắt làm tăng áp lực lên mắt dẫn đến tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tăng nhãn áp là một bệnh lý nguy hiểm và hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Khi lượng thủy dịch trong mắt tăng cao, bị tắc ứ không thể thoát ra ngoài một cách bình thường sẽ tạo áp lực lên mắt, phần lớn thời gian người bệnh sẽ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng để sớm nhận biết bệnh.
4. Bệnh u giả viêm
Bệnh lý u giả viêm thường có triệu chứng phổ biến là đau hốc mắt. U giả viêm bao gồm nhiều loại khác nhau, được phân chia tùy vào vị trí bị sưng viêm quanh vùng hốc mắt của người bệnh. Bao gồm:
- U giả viêm phần trước: Biểu hiện gặp phải nhiều nhất là sụp mi, phù mi…
- U giả viêm ở tuyến lệ: Tuyến lệ người bệnh bị sưng và đau nhức.
- Hội chứng đau ở đỉnh hốc mắt: Người bệnh có cảm giác đau nhức từ bên trong của hốc mắt.
- U giả viêm lan tỏa: Khi gặp phải loại này, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở toàn bộ khu vực hốc mắt.
Ở người bệnh bị u giả viêm khi quan sát vùng quanh mắt thường thấy bị lồi một bên, thấy nhãn cầu bị sưng, vùng da quanh mắt bị đỏ… khiến người bệnh bị đau nhức hốc mắt, các cơn đau thường kéo dài dai dẳng đến hàng tháng ở một nửa bên mặt.
Bệnh u giả viên có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Tùy tình trạng bệnh nhân sẽ được bác sĩ lập phác đồ điều trị hợp lý, giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
5. Chấn thương ở mắt
Các chấn thương ở mắt có thể gây đau hốc mắt
Các chấn thương ở mắt gây ra tình trạng xuất huyết nhãn cầu, rách hay bầm dập tổ chức trong mắt, có dị vật nằm trong mắt, thương tổn xương hốc mắt… cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đau hốc mắt. Chấn thương mạnh có thể gây xuất huyết hốc mắt, Máu chảy ra nhiều trong một thời gian ngắn ở thể tích của hốc mắt cố định sẽ gây ra chèn ép lên dây thần kinh thị giác cấp tính.
Các chấn thương ở mắt thường xảy ra bất ngờ và liên tục. Khi bị va đập mạnh ở mắt, gây ra những thương tổn, đau hốc mắt cần thăm khám để tìm nguyên nhân, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời.
6. Bệnh giãn tĩnh mạch hốc mắt
Các dây tĩnh mạch chứa nhiều mạch máu trong hốc mắt bị giãn ra sẽ gây ra tình trạng đau hốc mắt và nửa đầu, nhức nhối khó chịu. Người bệnh gặp phải tình trạng này cần nghỉ ngơi và tránh để mắt phải làm việc nhiều.
Tĩnh mạch trong hốc mắt nếu bị giãn sẽ gây ra ứ đọng máu làm mắt lồi ra và đau đớn hốc mắt.
7. Bệnh lý Migraine – Đau nửa đầu
Đau hốc mắt có thể cảm thấy đau xung quanh hoặc sau mắt, triệu chứng phổ biến của nhức đầu và bệnh đau nửa đầu. Khi bị đau hốc mắt có thể kèm cảm thấy buồn nôn, ói mửa. Ngoài ra người bệnh còn có thể cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhạy cảm với các âm thanh. Đặc biệt cũng có thể nhìn thấy những tia sáng trước khi bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nửa đầu.
Cảm giác nhức đầu do căng thẳng dần trở nên tồi tệ đau hốc mắt và rất khó chịu.
Ở phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt trong tháng cũng có thể gặp phải đau đầu kèm đau hốc mắt. Những cơn đau này sẽ tăng dần lên khi cơ thể vận động nhiều, cơn đau giảm đi khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn,mắt không phải điều tiết.
Đau nửa đầu có thể dẫn đến đau hốc mắt
8. Bệnh cường giáp tự miễn (Graves)
Graves là bệnh tuyến giáp có thể gây lồi mắt, chói mắt, chảy nước, đôi khi có cảm giác nóng rát mắt…Đối với mi dưới có thể phù nề có thể bị liệt, mi nhắm không được kín nguy cơ dẫn đến biến chứng loét giác mạc, khô mắt.
Graves là bệnh tự miễn (tình trạng phát sinh từ phản ứng miễn dịch bất thường đối với phần bình thường trên cơ thể) ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm phình đại tuyến giáp lên gấp 2 lần hoặc nhiều hơn. Bệnh gây lồi mắt cùng với các biến chứng như chói mắt, chảy nước mắt, đau hốc mắt, và đôi khi có cảm giác mắt nóng…
Đối với mi dưới sẽ làm phù nề, xung huyết có thể bị liệt, mi nhắm không được kín nguy cơ dẫn đến biến chứng loét giác mạc, khô mắt.
9. Các bệnh ở mạch máu
Một số bệnh lý ở mạch máu có thể gây ra biến chứng đau nửa đầu đi kèm với đau nhức hốc mắt đó là: Hẹp động mạch cảnh, hẹp tĩnh mạch cảnh, phình tắc động mạch chủ, dị dạng mạch não, thông động mạch cảnh.
Thực tế, hiện nay có rất nhiều người bệnh có nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ các cơn tăng huyết áp cấp tính, gây áp lực và làm sưng viêm, tổn thương mạch máu. Bên cạnh đó, tình trạng mạch máu võng mạc cũng có thể kích hoạt các cơn đau nửa đầu.
Do đó, để chẩn đoán vị trí chính xác cũng như tình trạng bệnh lý, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại.
10. Bệnh viêm xoang
Bệnh lý viêm xoang làm tăng áp lực xung quanh vùng mắt và vùng trán. Một số người bị viêm xoang sẽ cảm thấy khó chịu, hốc mắt bị đau, kết hợp với các triệu chứng như mất khứu giác, cảm thấy nghẹt mũi bị đờm ở cổ họng, và cảm thấy đau đầu sốt ho mệt mỏi khó thở.
Để giảm thiểu tối đa biến chứng xấu, bệnh nhân cần được chẩn đoán và chữa trị xoang trán kịp thời ngay khi có các dấu hiệu khác thường, điển hình là đau hốc mắt.
11. Các biến chứng của bệnh lý tiểu đường gây ra
Tiểu đường là trạng thái bệnh lý chuyển hóa không đồng nhất, nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Bệnh lý được xếp vào nguy hiểm thứ 3 sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Tiểu đường không chỉ gây biến chứng mờ mắt, suy giảm thị lực mà còn gây đau nhức vùng quanh mắt, đặc biệt là hốc mắt. Trường hợp bệnh nhân không được điều trị sớm có thể dẫn đến mù lòa, nguy hiểm đến sức khỏe.
12. Một số bệnh lý khác
Sụp mí mắt
Đau nhức hốc mắt do COVID-19: Theo các nghiên cứu bệnh nhân mắc COVID-19 có thể gây ra một số bệnh lý ở hốc mắt, khiến hốc mắt bị đau nhức. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây đau hốc mắt do COVID có thể là do việc sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt là ở người có bệnh nền.
Sốt xuất huyết: Đây là bệnh lý gây ra do virus, lây truyền qua muỗi đốt. Ở giai đoạn đầu người bệnh có thể xuất hiện sốt cao, đau nhức mình mẩy, đau nhức hai hốc mắt, đau đầu.
Sốt virus: Ngoài sốt xuất huyết thì một số nguyên nhân sốt do các virus khác cũng có thể gây ra triệu chứng toàn thân như sốt, đau người, đau hốc mắt…
Ngoài ra, một số bệnh nội thần kinh… cũng có thể là “thủ phạm” gây ra những cơn đau nhức hốc mắt.
CẦN LÀM GÌ KHI BỊ ĐAU NHỨC HỐC MẮT?
Khi có những biểu hiện của đau hốc mắt thì việc tìm ra nguyên nhân để xác định cách chữa trị, chấm dứt tình trạng khó chịu ngày càng nhanh càng tốt là điều rất quan trọng.
Đau hốc mắt có rất nhiều nguyên nhân nếu như thấy đau hốc mắt kèm theo các biểu hiện như nhìn mờ, đau dữ dội, sốt cao, mắt lồi, đau kéo dài… Trẻ nhỏ khi gặp phải các dấu hiệu này cần được tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm nguyên nhân, điều trị sớm để hạn chế nguy cơ biến chứng nếu có.
Đau hốc mắt có rất nhiều nguyên nhân nếu như thấy đau hốc mắt kèm theo các biểu hiện như nhìn mờ, đau dữ dội, sốt cao, mắt lồi, đau kéo dài… Trẻ nhỏ khi gặp phải các dấu hiệu này cần được tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm nguyên nhân, điều trị sớm để hạn chế nguy cơ biến chứng nếu có.
Khi gặp phải một số triệu chứng sau người bệnh cần đi khám ngay:
- Đau hốc mắt dữ dội, dai dẳng, kéo dài không thuyên giảm.
- Đau hốc mắt kèm theo triệu chứng đau đầu và sốt cao.
- Thị lực bị suy giảm đột ngột.
- Mắt bị sưng, đỏ xung quanh.
- Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, nhìn nguồn sáng thấy có quầng sáng xung quanh.
- Nhắm, mở mắt cảm thấy khó khăn, nặng nề.
- Mắt bị chảy máu hoặc có mủ rỉ ra.
CHĂM SÓC TẠI NHÀ
Nếu bị đau hốc mắt nhẹ thì có thể áp dụng những cách giảm đau hốc mắt tại nhà sau:
- Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, đặc biệt là những người ngồi trước máy tính trong thời gian dài.
- Nhỏ thuốc, uống thuốc chống nhức mắt.
- Tránh nhìn trực tiếp ánh mặt trời, khi đi ra ngoài trời nên đeo kính râm.
- Đắp gạc lạnh lên mắt để làm dịu đau nhức và giảm mỏi.
- Massage mắt nhẹ nhàng để máu được lưu thông thông, giảm triệu chứng mỏi nhức.
Nếu đã thực hiện những điều trên mà các triệu chứng đau nhức hốc mắt không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Phương pháp điều trị bằng thuốc
Tùy thuộc vào tình hình bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng một số loại thuốc như:
– Nhóm thuốc giảm đau dạng tiêm qua tĩnh mạch (IV) như Prednison hoặc Methylprednisolone sẽ có ích cho một số đối tượng bệnh nhân nhất định.
– Các loại thuốc huyết áp như chất đối kháng canxi và thuốc ức chế beta cũng mang lại một số tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng nhiều vì chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng có ích trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị chứng đau nửa đầu xung quanh hốc mắt. Tốt nhất khi có triệu chứng này, bạn nên đi khám nội thần kinh để được các chuyên gia chẩn đoán chính xác và kê đơn phù hợp.
Phương pháp nâng cao sức khỏe mắt
Ngoài ra, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chủ động phòng ngừa là biện pháp tối ưu. Nói không với các loại thức ăn độc hại, bia rượu và giảm stress là những lưu ý quan trọng mà người bệnh cần ghi nhớ.
Đặc biệt, người bệnh nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh. Một số thực phẩm có thể kể đến như bơ, khoai lang, dưa hấu, cá hồi, cà rốt, nước chanh, sữa chua,…
PHÒNG NGỪA NGUY CƠ ĐAU HỐC MẮT
Bạn cần phải thường xuyên vệ sinh mắt của mình bằng các loại nước mắt nhân tạo. Điều này giúp mắt luôn sạch và ít gặp các vấn đề, bệnh liên quan.
Thường xuyên phải để mắt được nghỉ ngơi, không nên quá sức khi làm việc sẽ khiến mắt có thể gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là tình trạng nhức hốc mắt này.
Đeo kính bảo hộ
Đeo kính bảo hộ khi làm việc với dụng cụ cầm tay, dụng cụ điện, hóa chất công nghiệp hoặc khi có khả năng bị hóa chất, mảnh vụn hoặc hạt nhỏ bay vào mắt và khi chơi các hoạt động thể thao, chẳng hạn như bóng rổ, bóng vợt và quần vợt. Ngoài ra, nên đội các vật đội đầu thích hợp, chẳng hạn như mũ bảo hộ khi làm việc khi cần, mũ bảo hiểm khi chơi bóng chày và khẩu trang khi chơi khúc côn cầu.
Vệ sinh kính áp tròng
Nếu đeo kính áp tròng, hãy sử dụng dịch vụ chăm sóc mắt định kỳ thích hợp để ngăn ngừa thương tích mắt liên quan đến kính áp tròng. Những người đeo kính áp tròng nên cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa về việc tháo, đeo và rửa kính áp tròng cũng như vệ sinh trước trong và sau khi dùng kính áp trọng.
Khám mắt định kỳ
Những người có các triệu chứng về mắt cần được kiểm tra kịp thời. Những người không có triệu chứng nhưng có nguy cơ cao phát triển các bất thường ở mắt liên quan đến các bệnh hệ thống như đái tháo đường và tăng huyết áp hoặc những người có tiền sử gia đình mắc bệnh về mắt cần được khám mắt toàn diện định kỳ 3 hay 6 tháng 1 lần.
Người không có triệu chứng và có nguy cơ thấp nên được bác sĩ nhãn khoa khám mắt toàn diện ban đầu, sau đó tuân theo lịch trình tái khám được bác sĩ chỉ định.