CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đục thuỷ tinh thể như:

  • Đối tượng nào thường có nguy cơ mắc bệnh này?
  • Tại sao bệnh đục thuỷ tinh thể lại làm dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời?
  • Phát hiện đục thuỷ tinh thể ở giai đoạn sớm thì có cần điều trị bằng thuốc để cải thiện tình trạng được hay không?
  • Làm thế nào để phân biệt đục thủy tinh thể với cận thị và loạn thị?
  • Bệnh đục thuỷ tinh thể dùng thuốc đông y có thể chữa bệnh được không?

Ngoài ra, còn nhiều câu hỏi thường gặp đến bệnh đục thuỷ tinh thể sẽ được giải đáp ở bài viết bên dưới của Bệnh Viện Mắt Việt nhé!

Mục lục:

Câu 1: Đối tượng nào thường có nguy cơ mắc bệnh này? Nhiều người nghĩ rằng bệnh này chỉ có ở người già vì tuổi tác, quan điểm này có đúng không ?

Đục thuỷ tinh thể có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp phổ biến ở độ tuổi ngoài 50, gây nên tình trạng suy giảm thị lực khiến người cao tuổi gặp khó khăn trong sinh hoạt và công việc, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi không biết đâu là dấu hiệu của bệnh đục thuỷ tinh thể, nên thường xem đó là bệnh tuổi già và chấp nhận sống chung với nó.

Hiện nay, do tác động liên tục từ môi trường ô nhiễm, tia cực tím, hóa chất độc hại cùng tâm lý chủ quan, không chăm sóc đúng cách nên đục thuỷ tinh thể ngày càng “trẻ hóa”.

Câu 1: Đối tượng nào thường có nguy cơ mắc bệnh này? Nhiều người nghĩ rằng bệnh này chỉ có ở người già vì tuổi tác, quan điểm này có đúng không ?
Câu 1: Đối tượng nào thường có nguy cơ mắc bệnh này? Nhiều người nghĩ rằng bệnh này chỉ có ở người già vì tuổi tác, quan điểm này có đúng không ?

Nhiều người trong độ tuổi 30 – 40 đã bị đục thủy tinh thể, đa phần những người trẻ bị hoặc có dấu hiệu bị đục thuỷ tinh thể là người làm việc văn phòng. Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh nguy hiểm phát ra từ các thiết bị điện tử như máy vi tính, smartphone, iPad… không chỉ gây ra hội chứng thị giác màn hình mà loại ánh sáng có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao này còn khiến thuỷ tinh thể dần trở nên mờ đục.

  • Đục thuỷ tinh thể thể bẩm sinh là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em gây nguy hiểm nhất hiện nay. Nếu bệnh lý này không được điều trị sớm sẽ có thể biến chứng, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng và thậm chí là gây mù lòa cho trẻ.
  • Bệnh đục thuỷ tinh thể đang ngày càng trẻ hóa, nếu không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị từ sớm sẽ gây tổn thất lớn đến nguồn nhân lực của xã hội

Câu 2: Tại sao bệnh đục thuỷ tinh thể lại làm dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời? Và làm thế nào để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất để tránh nguy cơ mù lòa ?

Đục thuỷ tinh thể là bệnh lý dễ mắc phải, đặc biệt là ở người già, và có thể gây nguy hiểm. Các mức độ nguy hiểm của bệnh đục thuỷ tinh thể còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm:

  • Tăng nhãn áp gây nên Glaucoma ( Thiên đầu thống)
  • Tổn thương thần kinh thị giác gần như không phục hồi, kể cả có thực hiện phẫu thuật thuỷ tinh thể đục nhiều nhân xơ cứng, nhân đục trắng gây viêm, đồng tử co dính lại gây viêm màng bồ đào, làm giảm hiệu quả của phẫu thuật
Câu 2: Tại sao bệnh đục thuỷ tinh thể lại làm dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời? Và làm thế nào để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất để tránh nguy cơ mù lòa ?
Câu 2: Tại sao bệnh đục thuỷ tinh thể lại làm dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời? Và làm thế nào để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất để tránh nguy cơ mù lòa ?

Trong giai đoạn sớm của đục thuỷ tinh thể người bệnh sẽ cảm nhận các triệu chứng để nhận biết:

Mờ mắt: Ở giai đoạn sớm, bệnh đục thuỷ tinh thể chưa ảnh hưởng đến tầm nhìn nhiều. Người bệnh có cảm giác mọi vật mờ đi như có lớp sương mỏng che trước mặt. Tuy nhiên, theo thời gian, triệu chứng càng tăng, màn sương ngày một dày lên và làm tầm nhìn mờ đi rõ rệt.

Khó khăn khi nhìn vào ban đêm: Đục thuỷ tinh thể sẽ làm giảm dần tầm nhìn của người bệnh ở những nơi thiếu ánh sáng, đặc biệt là ban đêm. Vì vậy, người bệnh rất khó khăn khi điều khiển phương tiện giao thông, dễ bị lóa mắt khi gặp ánh đèn xe ngược chiều.

Lóa mắt:  Đây là dấu hiệu khá phổ biến khi bị đục thuỷ tinh thể. Khi tiếp xúc với ánh sáng chói sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau mắt và khó chịu.

Vì vậy: Nên khám mắt khi thấy các dấu hiệu trên để được theo dõi tình trạng và mức độ tiến triển của đục thuỷ tinh thể để được tư vấn và có hướng xử trí kịp thời.

Câu 3: Phát hiện đục thuỷ tinh thể ở giai đoạn sớm thì có cần điều trị bằng thuốc để cải thiện tình trạng được hay không?

Khi phát hiện đục thuỷ tinh thể Trong giai đoạn sớm, thị lực chưa suy giảm nhiều, bác sĩ thường kê những thuốc uống và nhỏ,để làm chậm quá trình lão hóa ở mắt. Và bên cạnh đó cho người bệnh đeo kính hoặc sử dụng kính lúp hỗ trợ các công việc. Chế độ ăn uống cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt và các nhóm Vitamin A,C,E…   Người bệnh nên làm việc trong môi trường ánh sáng tốt để giảm thiểu các rối loạn thị giác.

  • Khi thị lực của bệnh nhân bị suy giảm nhiều hoặc sau những chấn thương mắt nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Thì có chỉ định phẫu thuật
  • Đối tượng nên tiến hành phẫu thuật thuỷ tinh thể khi thị lực của bệnh nhân bị suy giảm dưới 3/10 hoặc sau những chấn thương mắt nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
  • Một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân có thể được mổ ở những giai đoạn rất sớm khi thị lực của mắt ở mức 5/10 – 6/10 nếu họ thường xuyên phải lái xe hay làm các công việc đòi hỏi độ chính xác cao.

* Khi mắc bệnh đục thuỷ tinh thể, bệnh nhân không nên đợi cho đến khi mắt không nhìn thấy mới tiến hành phẫu thuật vì khi đó thuỷ tinh thể đã quá chín có thể gây biến chứng và làm giảm tỉ lệ thành công cho quá trình phẫu thuật.

Câu 4: Làm thế nào để phân biệt đục thủy tinh thể với cận thị và loạn thị? Hiện nay những phương pháp điều trị nào được cho là tốt nhất đối với căn bệnh này ?

Để phân biệt đục thuỷ tinh thể với cận thị và loạn thị cần dựa vào nhiều yếu tố, nhóm đối tượng, độ tuổi mắc bệnh, tình trạng thị lực, nguyên nhân và các triệu chứng lâm sàng cũng như các tiền sử bệnh lí trước đây. Vì vậy khi gặp các dấu hiệu bất thường hay giảm thị lực dù bất kì ở độ tuổi nào cũng nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa Mắt thăm khám và tư vấn có hướng xử trí kịp thời.

Đối với Tật khúc xạ:

Tật khúc xạ học đường là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay ở lứa tuổi học sinh, nhất là lứa tuổi từ 11 – 15 tuổi, trong đó phổ biến nhất là cận thị.

Người bị cận thị khó khăn khi nhìn các vật ở xa, có thể gây mỏi mắt và nhức đầu. Nếu cận thị nặng, võng mạc của mắt có thể mỏng đi, gây tổn thương đến mắt.

Nguyên nhân của tật khúc xạ: Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây tật khúc xạ.

  • Nguyên nhân bẩm sinh thường do yếu tố di truyền, yếu tố gia đình
  • Nguyên nhân mắc phải thường do quá trình học tập, làm việc và các thói quen không hợp lý như: ngồi sai tư thế, điều kiện ánh sáng, bàn ghế không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem tivi, sử dụng máy vi tính không hợp lý…

Triệu chứng thường gặp của tật khúc xạ

Mờ mắt là triệu chứng phổ biến nhất của tật khúc xạ. Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường có thể bao gồm: tầm nhìn bị mờ, bị chói, nhứt đầu, mỏi mắt, nheo mắt khi nhìn…

Điều trị

Đeo kính gọng, kính áp tròng ban đêm, phẫu thuật khúc xạ khi trẻ > 18 tuổi và có đủ điều kiện phẫu thuật Lasik.

Đối với Đục thủy tinh thể

  • Là 1 tình trạng bệnh lý suy giảm thị lực, thường gặp ở nhóm độ tuổi > 50.
  • Nguyên nhân chính thường là quá trình lão hóa theo tuổi tác và các bệnh lí kèm theo. Gặp đục nhân thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc Protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất gây hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài.

Cấu trúc protein bị xáo trộn làm thay đổi độ cong, độ trong, độ đàn hồi và độ dày của thủy tinh thể, khiến thủy tinh thể mờ đục. Từ đó cản trở, không cho ánh sáng đi qua, gây suy giảm thị lực, người bệnh khó khăn trong các hoạt động thường ngày như lái xe, đọc sách báo…., thậm chí gây mất hẳn thị lực nếu tình trạng kéo dài.

Câu 5: Bệnh đục thuỷ tinh thể dùng thuốc đông y có thể chữa bệnh được không? Nếu kết hợp đông tây y thì hiệu quả sẽ như thế nào?

Chưa có bất kì một nghiên cứu lớn nào đánh giá một cách khách quan và chuyên sâu về tác dụng của các bài thuốc đông y trong việc điều trị đục thuỷ tinh thể.

Hiện nay phương pháp điều trị đục thuỷ tinh thể hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật Phaco ngày càng phổ biến và là phương pháp điều trị đục thuỷ tinh thể tốt nhất trong việc cải thiện thị lực cho người bệnh.

Những ưu điểm vượt trội khi thực hiện Phẫu thuật Phaco

  • Thời gian phẫu thuật ngắn 5-10 phút, hồi phục nhanh.
  • An toàn, tỷ lệ thành công cao.
  • Vết mổ nhỏ, không gây đau đớn, không chảy máu, có thể về ngay trong ngày.
  • Điều chỉnh được hầu hết các tật khúc xạ.

Câu 6: Sau khi mổ thay thuỷ tinh thể quá trình phục hồi sẽ như thế nào? Có thông tin mổ thay thuỷ tinh thể sẽ bị mù tạm thời, điều này có đúng hay không?

  • Sau phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, hầu hết các bệnh nhân sẽ cải thiện đáng kể thị lực và có thể chủ động trong các sinh hoạt hằng ngày, ngay sau 1 ngày.
  • Sau khi mổ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt trong khoảng 1 tháng để ngăn chặn nhiễm trùng và hạn chế viêm nhiễm, kèm theo uống thuốc, nhỏ thuốc. Nếu người bệnh chăm sóc và giữ gìn tốt, mắt sẽ có thể phục hồi thị lực tối đa chỉ sau 8 tuần.
  • Một số trường hợp, phẫu thuật đục thuỷ tinh thể có thể không hiệu quả và người bệnh có thể tiếp tục gặp các vấn đề về thị lực hoặc thị lực kém hơn sau phẫu thuật. Điều này phổ biến ở những người mắc các bệnh về mắt khác trước khi phẫu thuật.
  • Tình trạng chói sáng hoặc song thị cũng có thể xảy ra tạm thời sau khi phẫu thuật, khi não điều chỉnh để hình ảnh mới được rõ ràng hơn.

Câu 7: Bệnh đục thuỷ tinh thể sau phẫu thuật có bị tái lại không? Nếu tái phát có phẫu thuật tiếp được không?

Mổ đục thủy tinh thể không tái phát lại vì thủy tinh thể đục đã được loại bỏ và thay thế.

Khi thủy tinh thể nhân tạo được đặt vào mắt nó sẽ tồn tại vĩnh viễn mà không sợ bị hỏng hay thoái hóa. Do đó, phẫu thuật thay đục thủy tinh thể nhân tạo chỉ thực hiện 1 lần trên mỗi mắt.

Trong trường hợp đặt lệch hoặc sai độ thì mới cần thay lại (trường hợp này rất hiếm). Việc thay thủy tinh thể nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thị giác do bao thủy tinh thể bị tác động nhiều lần.

Trong trường hợp người bệnh bị tai nạn nghiêm trọng tại mắt và có thể gây chấn thương nhãn cầu dẫn đến lệch thủy tinh thể thì cần phải thực hiện thủ thuật điều chỉnh đặt lại thủy tinh thể, nếu thủy tinh thể bị rơi vào buồng dịch kính thì buộc phải thay lại bằng loại thủy tinh thể chuyên dụng khác có càng treo cố định nhằm cải thiện lại thị lực và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Câu 8: Những điều nên và không nên làm để mắt mau lành sau mổ đục thủy tinh thể

Sau khi mổ đục thuỷ tinh thể. Có một số điều nên và không nên làm để giúp thúc đẩy quá trình mắt đang chữa lành sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể và giảm nguy cơ gặp biến chứng trong thời gian hậu phẫu.

Trong vài tuần đầu sau phẫu thuật:

Bạn nên:

  • Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hoạt động nhẹ nhàng và từ từ trong 2 đến 3 ngày đầu tiên, không nên làm việc nặng.
  • Đeo kính bảo hộ hoặc kính râm để tránh bụi bẩn rơi vào mắt, đặc biệt là khi ở ngoài trời.
  • Tránh để nước rơi vào mắt trong vòng 3 ngày đầu tiên sau phẫu thuật.
  • Đọc, xem TV và sử dụng máy tính như bình thường.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ: ( 1 tuần,1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc khi có dấu hiệu bất thường ).

Bạn không nên:

  • Day dụi mắt trong 4 tuần đầu sau mổ.
  • Để xà phòng hoặc dầu gội đầu dính vào mắt.
  • Lái xe trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật.
  • Tham gia các hoạt động nặng nhọc, chẳng hạn như tập thể dục, mang vác vật nặng.
  • Trang điểm mắt trong ít nhất 4 tuần.
  • Bơi lội trong ít nhất từ 4 đến 6 tuần.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Bệnh Viện Mắt Việt thì bạn đã được giải đáp những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đục thuỷ tinh thể nhé!

Bác sĩ CKI Phan Thanh Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *