BỆNH LÝ ĐÁY MẮT THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Đáy mắt là thuật ngữ Y khoa chung, giúp phân vùng một cách chính xác 2 cấu trúc liên hệ mật thiết với nhau ở trong nhãn cầu là dịch kính và võng mạc.

  • Dịch kính (pha lê thể): Mắt người có một khoang dịch trong suốt nằm phía sau thế thủy tinh còn gọi Dịch kính được cấu tạo bởi nước và các sợi collagen sắp xếp theo trật tự nhất định, có tính chất trong suốt nằm ngay phía sau của thủy tinh thể, phía trước võng mạc.
  • Võng mạc là lớp thần kinh cảm thụ ánh sáng lót mặt trong của nhãn cầu, giữ vai trò tiếp nhận và truyền dẫn các tín hiệu quang học lên bộ não.
  • Trên võng mạc có vùng hoàng điểm là một điểm vô cùng quan trọng nằm ở trung tâm có chức năng giúp mắt nhìn rõ được các nét chi tiết hình ảnh.

Bệnh lý đáy mắt thường gặp ở người cao tuổi nên nhiều người chủ quan cho rằng đó là quy luật của lão hóa, bệnh lý này đang ngày càng gia tăng, trở thành tác nhân gây giảm thị lực đột ngột và dẫn đến mù lòa nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do chấn thương nặng ở mắt, yếu tố di truyền, tuổi già, cận thị quá nặng trong thời gian dài, biến chứng sau phẫu thuật thay thủy tinh thể hoặc là biến chứng tiểu đường tại mắt….

Bệnh lý phát sinh tại khoang dịch kính hoặc trên võng mạc thường được xếp chung vào nhóm bệnh lý đáy mắt.

Nhóm bệnh lý về đáy mắt thường gặp

  • Xuất huyết dịch kính
  • Võng mạc tiểu đường
  • Rách hoặc bong võng mạc
  • Thoái hóa hoàng điểm tuổi già
  • Viêm màng bồ đào (hắc võng mạc)
  • Màng trước võng mạc, lỗ hoàng điểm vàng
  • Tắc tĩnh mạch hoặc động mạch võng mạc
  • Thoái hóa võng mạc, dịch kính (vẩn đục pha lê thể)

Các dấu hiệu thường xuất hiện của bệnh

  • Xuất hiện các điểm đen trước mắt bị vướng.
  • Mắt mờ, dần giảm khả năng cảm nhận sự chính xác màu sắc.
  • Có điểm mờ trong trung tâm hình ảnh hoặc hình ảnh bị méo mó, biến dạng, không giống như trước kia…
  • Mắt bị mờ đột ngột.

Các bệnh lý về đáy mắt lúc đầu chỉ có những triệu chứng rất nhỏ và giống với các bệnh lý khác, nên dễ bị bỏ qua. Bệnh lý đáy mắt chỉ có thể phát hiện được thông qua hệ thống trang thiết bị khám hiện đại. Việc phát hiện sớm bệnh lý sẽ giúp ngăn chặn và điều trị các biến chứng nguy hiểm, tránh tổn thương thị giác và mất hẳn thị lực.

Những triệu chứng xuất hiện sẽ nhanh chóng biến đổi xấu đi. Từ 1 mắt sẽ chuyển sang 2 mắt gây bất lợi cho sinh hoạt người bệnh. Theo nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng người mắc chứng này thì từ 1 năm sau khoảng 3-4 năm sẽ bị nốt mắt thứ 2.

Với những người có bệnh lý nền thì phải thường xuyên thăm khám, soi đáy mắt để phát hiện có mắc bệnh hay không. Bởi biến chứng bệnh nền sẽ gặp vấn đề về đáy mắt. Một số trường hợp sau đây cần kiểm tra mắt định kỳ:

– Người có người thân bị đái tháo đường

– Người bị bệnh đái tháo đường

– Người bị tăng huyết áp

– Người có bệnh và tật khúc xạ ở mắt

– Người bị béo phì, tăng Lipid máu, người hút thuốc lá nhiều

Cách phòng ngừa các bệnh lý đáy mắt

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý về đáy mắt cần đi khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần tại các bệnh viện hay trung tâm mắt uy tín có đầy đủ hệ thống khám, chẩn đoán hình ảnh đồng bộ. Hệ thống các trang thiết bị này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý, tiên lượng được những biến chứng có thể xảy ra và đánh giá được quá trình tiến triển bệnh nếu bệnh nhân được theo dõi thường xuyên. Sau đó, tùy từng bệnh lý, bệnh nhân sẽ được chỉ định hướng điều trị phù hợp.

Nếu bệnh nhân nhận thấy có những thay đổi trong thị giác, đặc biệt xảy ra đột ngột như nhìn mờ, chấm đen, chớp sáng, méo hình, khó đọc sách hoặc làm những việc chi tiết thì cần đi khám ngay để kịp thời phát hiện các bệnh lý đáy mắt.

Ở giai đoạn sớm, những tổn thương đáy mắt mới ở vùng ngoại vi, chưa vào đến vùng trung tâm nên chưa ảnh hưởng đến sức nhìn, điều trị bệnh ở giai đoạn này sẽ đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân.

Sinh hoạt, làm việc điều độ, để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, điều tiết, tránh để mắt quá căng thẳng do làm việc với màn hình máy tính, thiết bị điện tử nhiều.

Mọi người cần tập luyện và duy trì lối sống lành mạnh: không hút thuốc lá, kiểm soát cân nặng, không để béo phì. Với các bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, bệnh thận, tăng lipid máu, tăng huyết áp…, cần điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh biến chứng ảnh hưởng đến mắt.

Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như lutein, zeaxanthin, vitamin A , C , E, beta-carotene, Axit béo omega-3, kẽm….Các thực phẩm này có nhiều trong thực phẩm tốt cho mắt như cá, dầu đậu nành, trứng, sữa, rau xanh….để giúp mắt luôn sáng khỏe.

Với người cao tuổi, thị lực ngày càng yếu, nguy cơ mắc các bệnh về mắt là rất cao mà đôi khi không tự phát hiện được và hậu quả gây ra vô cùng nặng nề.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *