Bệnh cườm nước (Glaucoma) có mổ được không? Mắt bị cườm nước có mổ được không còn phụ thuộc vào tình trạng người bệnh thông qua quá trình thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Đa phần bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định khắc phục bệnh bằng việc sử dụng thuốc đầu tiên.
Tuy nhiên, để rõ hơn về Bệnh cườm nước (Glaucoma) có mổ được không?. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Bệnh viện mắt Việt nhé!
Bệnh cườm nước (Glaucoma) có mổ được không?
Cườm nước (Glaucoma) là một bệnh lý thần kinh, đa phần do tăng nhãn áp đè đẩy vào các tổ chức bên trong nhãn cầu và hậu quả cuối cùng dẫn tới tổn thương dây thần kinh thị giác, tổn thương thị trường dẫn đến mù vĩnh viễn. Hiện tại, glocom đang được mệnh danh là kẻ cướp thị giác “thầm lặng”, là nguyên nhân gây mù loà thứ 2 chỉ sau đục thuỷ tinh thể.
Một điều nguy hiểm là trong bệnh cườm nước thần kinh thị giác đã bị tổn hại sẽ không thể hồi phục được, vì vậy mọi biện pháp kể cả phẫu thuật chỉ giúp giữ lại phần thị lực chưa bị mất chứ không thể phục hồi lại thị lực đã mất. Người bệnh thường sẽ phải điều trị suốt đời.
Mục tiêu của điều trị cườm nước là hạ nhãn áp về mức bình thường, giảm nguy cơ tác động lên thần kinh thị giác. Mổ cườm nước không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị tình trạng tăng nhãn áp. Tuy nhiên, khi các phương thức điều trị khác không hiệu quả hoặc vì lý do khác thì phẫu thuật là cách để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.
Mắt bị cườm nước có mổ được không còn phụ thuộc vào tình trạng người bệnh thông qua quá trình thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Đa phần bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định khắc phục bệnh bằng việc sử dụng thuốc đầu tiên.
Mổ cườm chỉ được chỉ định sau khi người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp khác nhưng không mang lại hiệu quả hoặc vì một số lý do, biến chứng khác ở mắt. Phẫu thuật lúc này là lựa chọn cuối cùng để bảo tồn thị lực cho người bệnh, giữ lại phần thị lực chưa bị glocom đánh cắp.
Xem thêm: 11 câu hỏi thường gặp mổ cườm
Các phương pháp mổ cườm nước hiện nay
Mổ cườm nước thường có nhiều phương pháp khác nhau, với mỗi tình trạng bệnh lý khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất. Hiện nay có 4 phương pháp chính được các chuyên gia lựa chọn chính là:
Laser tạo hình bè (trabeculoplasty laser)
Phương pháp này được dùng để chữa trị bệnh tăng nhãn áp góc mở. Tia laser sẽ tác động vào vùng cơ bè để mở những kênh thoát thủy dịch bị tắc nghẽn, làm cho thủy dịch dễ chảy ra ngoài mắt, từ đó, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Dùng tia laser để mở khu vực bị tắc nghẽn giúp thủy dịch chảy ra ngoài.
Phẫu thuật mở góc (Goniotomy)
Bác sỹ điều trị sẽ rạch một đường vào kênh thoát thủy dịch của mắt để tạo ra một kênh mới giúp thủy dịch thoát ra nhanh hơn. Phương pháp này thường được áp dụng khi bệnh không còn có khả năng kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt hay phẫu thuật tạo hình bè.
Phẫu thuật mở góc thường được chỉ định trong bệnh tăng nhãn áp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là phương pháp mổ cườm mắt không can thiệp vào các mô xung quanh mắt, thực hiện nhanh, tỷ lệ thành công cao.
Cắt mống mắt chu biên bằng laser (Iridotomy và Iridectomy)
Đây là phương pháp áp dụng cho người bệnh nhập viện cấp cứu do tăng nhãn áp góc đóng cấp tính. Sau khi được nhỏ thuốc hạ nhãn áp và nhãn áp đã ổn định, bác sỹ sẽ dùng tia laser để tạo một lỗ siêu nhỏ trên mống mắt, cho phép thủy dịch thoát ra ngoài.
Ghép ống dẫn lưu cho mắt tăng nhãn áp
Ống dẫn lưu (stent) cho mắt là thiết bị rất nhỏ được ghép vào mắt để tạo ra một kênh thoát thủy dịch thay thế các kênh bị tắc nghẽn hay hư hỏng.
Đây là phương pháp hiệu quả nhưng lại có một vài biến chứng có thể xuất hiện như nhãn áp quá thấp gây suy giảm thị lực, tổn thương giác mạc hoặc lở loét mô mắt nơi vị trí đặt ống dẫn lưu.
Xem ngay: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh cườm nước
Điều kiện phẫu thuật cườm nước (Glaucoma)
Mổ cườm được chỉ định trong những trường hợp giai đoạn nặng không còn đáp ứng với thuốc hạ nhãn áp nữa. Cụ thể:
- Bệnh nhân bị glaucoma góc đóng nguyên phát, các góc chỉ còn mở > 180 độ
- Bệnh nhân bị dính mống mắt gây nghẽn đồng tử.
- Bệnh nhân được chẩn đoán mắc thể bệnh glocom tân mạch.
- Người bị glaucoma thứ phát, gặp biến chứng từ các bệnh lý khác ở mắt.
- Glaucoma bẩm sinh.
Những điều cần tránh sau phẫu thuật
Việc nghỉ ngơi sau phẫu thuật phải được quan tâm hàng đầu, tránh các hoạt động mạnh như thể thao, làm các việc nặng, sử dụng thiết bị điện tử quá lâu,…gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt.
Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích, Những sản phẩm này sẽ làm bạn bị stress, kích thích các dây thần kinh gây hại cho mắt.
Đồ ăn nhiều đường làm chậm quá trình lành lại vết thương, lượng đường huyết trong máu tăng cao, dẫn đến tăng các bệnh về võng mạc.
Đồ ăn giàu chất béo bão hoà có nhiều trong đồ ăn sẵn, chiên rán, đồ ăn nhanh,…
Đồ ăn có nhiều chất bảo quản như: cá hộp, thịt hộp, giò,..Để giữ được đồ ăn trong thời gian dài người ta thường cho muối và các chất bảo quản vào, điều này làm cho vết thương bị viêm, gây ảnh hưởng xấu đến mắt.
Phẫu thuật điều trị cườm nước là một trong những phẫu thuật an toàn với tỷ lệ rủi ro thấp nhưng hiệu quả khá cáo. Mổ cườm nước chỉ là biện pháp can thiệp để giúp bệnh hạn chế gia tăng cấp độ nặng thêm, bảo vệ phần thị lực chưa bị mất chứ không có tác dụng dứt điểm bệnh lý này. Tuy nhiên, những biến chứng có thể gặp: nhiễm trùng nội nhãn, đục thuỷ tinh thể, chảy máu trong mắt,…
Vì vậy, bạn nên lựa chọn những bệnh viện Nhãn khoa uy tín cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên bổ ích và phương pháp phẫu thuật phù hợp với bạn.
Bác sĩ CKII Nguyễn Đỗ Thanh Lam