Phương pháp mổ cận tốt nhất hiện nay? Nếu bạn cần phục hồi nhanh, ít biến chứng:Femto-LASIK, ReLEx SMILE là phương pháp tiên tiến và an toàn nhất. Nếu bạn muốn chi phí hợp lý và hiệu quả: Femto-LASIK là lựa chọn phổ biến. Nếu bạn có giác mạc mỏng: PRK cho cận thị nhẹ hoặc Phakic IOL cho độ cận cao hơn là lựa chọn hợp lý. Nếu bạn cận nặng hoặc không đủ điều kiện mổ laser: Phakic IOL là giải pháp tối ưu.
Giới thiệu phương pháp phẫu thuật khúc xạ
Phẫu thuật khúc xạ là phương pháp điều chỉnh hoặc cải thiện tật khúc xạ, như cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc lão thị. Các kỹ thuật phẫu thuật khúc xạ không ngừng phát triển, được phân loại thành hai nhóm chính: phẫu thuật giác mạc và phẫu thuật nội nhãn.
Phẫu thuật giác mạc bao gồm cắt rạch, bào mòn bằng laser, cấy ghép giác mạc, thu nhỏ collagen giác mạc, và kỹ thuật liên kết chéo collagen.
Phẫu thuật nội nhãn bao gồm cấy ghép kính nội nhãn (phakic IOL), phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc thay thế thủy tinh thể khúc xạ bằng kính nội nhãn đơn tiêu, đa tiêu, hoặc thấu kính điều tiết.
Mỗi kỹ thuật có ưu điểm và nhược điểm riêng, và cần được cá nhân hóa theo từng bệnh nhân thông qua đánh giá tiền phẫu kỹ lưỡng. Các bệnh nhân cần được tư vấn đầy đủ về các lựa chọn phẫu thuật và điều kiện phù hợp.
Những trường hợp không phù hợp với phẫu thuật khúc xạ:
- Dưới 18 tuổi.
- Mang thai/cho con bú.
- Tật khúc xạ không ổn định trong ít nhất 6 tháng.
Các bệnh lý như đục thủy tinh thể, keratoconus, viêm màng bồ đào, bệnh tự miễn, hoặc tiểu đường không kiểm soát.
Bài viết so sánh ba phương pháp phẫu thuật khúc xạ: LASIK, SMILE (phẫu thuật giác mạc), và Phakic IOL (phẫu thuật nội nhãn), dựa trên đặc điểm, ứng dụng, ưu nhược điểm và biến chứng của chúng.
Xem thêm: Lý do cộm mắt nhưng không có bụi
Phương pháp LASIK
Mô tả và ứng dụng phương pháp LASIK
LASIK là một phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến từ năm 1989, dùng để điều chỉnh:
- Cận thị: đến -12.0 đi-ốp.
- Loạn thị: tối đa – 6.0 đi-ốp.
Quy trình LASIK bao gồm tạo vạt giác mạc bằng lưỡi cắt vi phẫu hoặc laser femtosecond, sau đó tái tạo bề mặt giác mạc bằng laser excimer để điều chỉnh khúc xạ (làm phẳng giác mạc cho cận thị, làm cong giác mạc cho viễn thị).
Các bước thực hiện LASIK
Dùng laser femtosecond hoặc microkeratome để tạo vạt giác mạc.
Lật vạt giác mạc lên, lộ lớp nhu mô giác mạc.
Sử dụng laser excimer để tái tạo hình dạng giác mạc.
Đặt lại vạt giác mạc về vị trí ban đầu và để tự lành.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Kết quả thị lực nhanh chóng và rõ ràng ngay sau phẫu thuật hoặc trong ngày hôm sau.
- Thời gian hồi phục ngắn, ít khó chịu.
- Chất lượng hình ảnh tốt.
- Dễ dàng thực hiện phẫu thuật tăng cường nếu cần sau nhiều năm.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với những người có giác mạc mỏng, loạn thị không đều, hoặc bệnh lý giác mạc như giác mạc chóp.
- Biến chứng liên quan đến vạt giác mạc.
Biến chứng
Các biến chứng trong quá trình phẫu thuật: sai lệch vạt giác mạc, vạt bị rách, hoặc lật vạt không hoàn chỉnh.
Các vấn đề hậu phẫu: viêm giác mạc lan tỏa, khô mắt, ánh sáng chói, quầng sáng, và loạn thị không đều.
Nguy cơ giác mạc bị mỏng đi (ectasia).
Xem ngay: Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Điều trị và phòng tránh đau mắt đỏ
Phương pháp SMILE
Mô tả và ứng dụng
SMILE là kỹ thuật phẫu thuật mới, được phát triển vào năm 2008, dùng để điều trị:
Cận thị: lên đến -10 đi-ốp.
Loạn thị: tối đa – 5 đi-ốp.
Không cần tạo vạt giác mạc, SMILE sử dụng một nền tảng laser femtosecond để tạo một lenticule (một đĩa giác mạc nhỏ) và một đường rạch nhỏ trên giác mạc.
Các bước thực hiện SMILE
Dùng laser femtosecond để tạo lenticule và một đường rạch nhỏ trên giác mạc.
Dùng dụng cụ tách lenticule ra và lấy lenticule qua đường rạch.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Bảo toàn cấu trúc giác mạc tốt hơn do không cần tạo vạt giác mạc.
- Ít nguy cơ khô mắt và biến chứng liên quan đến vạt giác mạc.
Nhược điểm:
- Không điều chỉnh được viễn thị và chỉ áp dụng cho cận thị mức độ nhẹ đến trung bình.
- Không dùng chính nó khi tái cận.
Biến chứng
- Biến chứng trong quá trình phẫu thuật: xói mòn biểu mô, mất áp suất hút, khó tách lenticule, hoặc sót mảnh lenticule.
- Các biến chứng hậu phẫu: khô mắt, viêm giác mạc, mờ giác mạc, hoặc loạn thị không đều.
Phương pháp Phakic IOL
Mô tả và ứng dụng
- Phakic IOL là một lựa chọn điều trị cho bệnh nhân không phù hợp với phẫu thuật laser (LASIK, SMILE).
- Cận thị đến -20 đi-ốp.
- Loạn thị đến -4 đi-ốp.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Điều chỉnh được cận thị nặng hơn so với LASIK và SMILE.
- Có thể tháo gỡ nếu cần, không thay đổi vĩnh viễn cấu trúc giác mạc.
- Cải thiện thị lực tốt hơn ở mức cận thị cao.
Nhược điểm:
- Là phẫu thuật nội nhãn, có nguy cơ biến chứng cao hơn so với phẫu thuật giác mạc.
- Kích thước và vị trí IOL phải được tính toán rất chính xác.
Biến chứng
Nguy cơ giảm mật độ tế bào nội mô, hình thành đục thủy tinh thể, hoặc tăng nhãn áp, nhiễm trùng.
Bảng so sánh LASIK, SMILE và Phakic IOL
Phương pháp | Ưu điểm | Nhược điểm | Biến chứng |
LASIK | Phổ biến, phục hồi nhanh, giá hợp lí | Cần giữ gìn vạt giác mạc sau mổ. | Liên quan đến vạt |
SMILE | Phục hồi nhanh, ít khô mắt hơn | Không áp dụng cho viễn thị, giá cao hơn. | Xói mòn biểu mô, sót lenticule |
Phakic IOL | Điều chỉnh cận nặng, có thể tháo gỡ | Là phẫu thuật nội nhãn, kỹ thuật phức tạp | Giảm tế bào nội mô, đục thủy tinh thể,.. |
Kết luận: Phương pháp nào phù hợp nhất?
Nếu bạn cần phục hồi nhanh, ít biến chứng:Femto-LASIK, ReLEx SMILE là phương pháp tiên tiến và an toàn nhất.
Nếu bạn muốn chi phí hợp lý và hiệu quả: Femto-LASIK là lựa chọn phổ biến.
Nếu bạn có giác mạc mỏng: PRK cho cận thị nhẹ hoặc Phakic IOL cho độ cận cao hơn là lựa chọn hợp lý.
Nếu bạn cận nặng hoặc không đủ điều kiện mổ laser: Phakic IOL là giải pháp tối ưu.
Không có phương pháp nào là tốt nhất, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Thăm khám khúc xạ chuyên sâu để thảo luận cùng bác sĩ chuyên khoa khúc xạ phương pháp nào phù hợp với mắt mỗi cá nhân.