CHẨN ĐOÁN BỆNH ZONA THẦN KINH MẮT?

Zona ở mắt được biết đến là một bệnh lý ngoài da nguy hiểm  do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra thường xuất hiện vào mùa thu đông, hoặc đầu mùa xuân, khi thời tiết giao mùa, bệnh có thể tái lại nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi. 

Virus Vacirella Zoster là loại virus gây bệnh thủy đậu nhanh chóng tấn công vào các dây thần kinh, hạch giao cảm. Số lượng virus nhân lên nhanh chóng, gây viêm cấp tính, loét và đau nhức vùng quanh mắt. gây tổn thương đến vùng da xung quanh mắt và dây thần kinh ở mắt, thị lực của người bệnh. Nếu không phát hiện sớm và điều trị có thể mất thị lực dẫn tới mù lòa. 

Có tới 20% người bị zona thần kinh xuất hiện các mụn nước ở vùng đầu. Tổn thương zona ở mắt có thể bao gồm: mí mắt, bề mặt giác mạc và kết mạc, hoặc các tổn thương sâu hơn vào bên trong nhãn cầu như dịch kính, võng mạc, màng bồ đào. Bệnh zona thần kinh mắt có thể gây ra sẹo trên giác mạc, võng mạc, gây giảm hoặc mất thị lực và các vấn đề lâu dài khác nếu không được điều trị sớm và tích cực.

Xem ngay: VIÊM THẦN KINH THỊ GIÁC

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ZONA THẦN KINH MẮT

Tình trạng Zona thần kinh mắt làm tổn thương bao Myelin gây tăng thêm nhạy cảm ngoại vi. Mắc bệnh này không chỉ đau rát mà khả năng ảnh hưởng tới thị lực và sinh hoạt. Khi gây hại cho mắt thì virus này lại được gọi là herpes zoster ophthalmicus, có 2 dạng chính: 

  • Herpes simplex type 1, khi mắc phải thì sẽ bị loét lạnh và gây vấn đề về mắt như khiến giác mạc mắc bệnh
  • Herpes simplex type 2 khi mắc phải có thẻ gây viêm giác mạc, thường hay gặp ở trẻ nhỏ.

Khi một người mắc bệnh thủy đậu, cơ thể sẽ hình thành những kháng thể chống lại virus Varicella-zoster sau khi đã khỏi bệnh, VZV sẽ khu trú trong các hạch thần kinh ở cột sống dưới dạng tiềm tàng và không gây bệnh. Chỉ khi gặp các yếu tố khởi động như stress, suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm thần kinh, thể lực, dùng thuốc điều trị ức chế miễn dịch, điều trị tia xạ, những người lớn tuổi, mắc ung thư, HIV/AIDS…, VZV sẽ tái hoạt động, nhanh chóng nhân lên, lan truyền và gây viêm nhiễm, gây tổn thương cho những dây thần kinh xung quanh, tạo ra các cơn đau dây thần kinh, gây tổn thương niêm mạc mắt, da vùng mắt và xung quanh mắt hoặc mụn nước nhỏ ở trên da gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA NGƯỜI BỊ BỆNH ZONA THẦN KINH

Các triệu chứng ban đầu của zona thần kinh mắt bao gồm, đau mình, đau nhức đầu, ngứa ngáy, nhức nhối, sốt nhẹ (khoảng 37 – 39 độ C), căng thẳng, mệt mỏi và sưng đỏ tại vùng da xung quanh mắt.

  • Phồng rộp ở trán, mí mắt trên rán, má, cánh mũi, chóp mũi hoặc quanh mắt, triệu chứng xuất hiện dọc theo dây thần kinh và chỉ gây tổn thương một bên mắt, không lây qua bên đối diện (trừ các trường hợp bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân bị HIV hay ung thư)
  • Sau khoảng vài tiếng đến 1 ngày, bề mặt dát đỏ xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti có dịch trắng trong mọc rải rác, sau liên kết dần thành dải, sau đó đục dần và vỡ ra. 
  • Cùng với phát ban, bệnh nhân còn có thể gặp các triệu chứng ảnh hưởng thị lực nếu gây biến chứng lên giác mạc: Tầm nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, giảm hay thậm chí mất thị lực.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Con ngươi mắt có cảm giác đau nhói, đỏ. Giác mạc bị đau và viêm
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Mờ mắt
  • Khó di chuyển mắt (liệt dây thần kinh thị giác)

Tùy từng người mà triệu chứng của bệnh có thể khác nhau. Nếu bạn có một hoặc nhiều trong số các triệu chứng trên hãy đến gặp bác sĩ hoặc bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị. Căn bệnh này lan nhanh chóng và không dễ dàng tự khỏi càng điều trị sớm, người bệnh càng ít có khả năng bị biến chứng lâu dài.

Xem thêm: NHẬN BIẾT VỀ BỆNH LÝ VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI BỊ ZONA THẦN KINH MẮT

Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, zona thần kinh ở mắt có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Sưng giác mạc nghiêm trọng sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, làm tăng nhãn áp, gây sụp mí, bội nhiễm, hoại tử kết mạc hoặc giác mạc.
  • Có thể gây liệt dây thần kinh mắt, đặc biệt là mất thị lực vĩnh viễn.
  • Biến chứng phổ biến nhất của bệnh zona là đau thần kinh. Cơn đau có thể kéo dài vài tháng sau lần phát ban đầu tiên.
  • Trong một số trường hợp, bệnh zona ở mắt có thể dẫn đến các biến chứng như mất vị giác, tê liệt hoặc mất cảm giác trên mặt, đau tai.
  • Viêm tai – mũi – họng.
  • Với người lớn tuổi, thể trạng yếu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não hoặc viêm màng não.
  • Tổn thương mắt, đặc biệt giác mạc nếu phát ban gần mắt.
  • Nhiễm trùng da.
  • Viêm phổi.
  • Mất thính giác.
  • Liệt một phần mặt.
  • Có thể xảy ra viêm não hoặc tủy sống.
  • Có thể dẫn đến viêm màng bồ đào, teo mống mắt, viêm thượng củng mạc.

Dựa vào vị trí, zona thần kinh ở mắt được chia thành 2 loại và biến chứng khi không điều trị cũng sẽ khác nhau:

  • Bệnh zona ở phía ngoài nhãn cầu: ảnh hưởng đến giác mạc, kết mạc kèm các mụn nước ngoài da trên mặt. Dạng bệnh này có thể gây viêm giác mạc, phát triển sau khi bị zona một vài tháng. Hậu quả là mất cảm giác giác mạc, sẹo, nhiễm trùng và cuối cùng có thể gây mù lòa.
  • Bệnh zona ở sau nhãn cầu: ảnh hưởng đến võng mạc hoặc dây thần kinh thị giác, gọi là viêm võng mạc do virus, ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm lại cao hơn. Nó có thể làm tổn thương, tạo sẹo trên võng mạc, gây suy giảm hoặc mất thị lực. Dạng này gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trung niên.

MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO MẮC BỆNH ZONA

Bệnh zona có thể xảy ra với bất cứ ai đã bị thủy đậu.

Những trường hợp đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc bị zona thần kinh ở các khu vực khác trên cơ thể đều có nguy cơ cao bị zona thần kinh ở mắt.

Người cao tuổi, có độ tuổi từ 50 trở lên.

Bệnh nhân mắc suy giảm miễn dịch như HIV, các bệnh ung thư.

Người bị stress, căng thẳng kéo dài.

Người đang dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị làm suy yếu hệ miễn dịch như steroid, điều trị ung thư, hóa trị hoặc xạ trị, thuốc chống thải ghép.

Zona thần kinh ở mắt sẽ đặc biệt nghiêm trọng hơn khi phụ nữ mang thai, trẻ em sinh non hay người bệnh có hệ miễn dịch yếu bị nhiễm bệnh.

BỊ ZONA MẮT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÓ LÂY KHÔNG?

  • Mắt là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh, niêm mạc rất nhạy cảm. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, zona mắt có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nguy hiểm như sẹo mắt vĩnh viễn, viêm nhiễm, lở loét, hoại tử giác mạc, kết mạc, củng mạc, võng mạc, gây sụp mí, tăng nhãn áp, hội chứng đỉnh ổ mắt, liệt dây thần kinh mắt, gây mất thị lực vĩnh viễn.
  • Trong nhiều trường hợp, zona thần kinh mắt có thể gây ra nhiều biến chứng lan rộng đến các dây thần kinh của các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt, đối với người già có hệ miễn dịch bị suy giảm cùng thể trạng yếu, zona thần kinh mắt có thể làm tăng cao nguy cơ viêm màng não, viêm não, tai biến mạch máu não, có thể dẫn đến tử vong.
  • Zona thần kinh nói chung và zona thần kinh ở mắt nói riêng đều không có khả năng lây lan trực tiếp từ người bệnh/người lành mang trùng sang người lành. Tuy nhiên, những người chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu do chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm/chưa tiêm đủ 02 liều vắc xin phòng bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với dịch từ các phát ban, mụn nước, phỏng rộp của người mắc bệnh zona thần kinh có thể lây nhiễm VZV và mắc bệnh thủy đậu. Sau đó nhiều năm, khi gặp điều kiện thuận lợi, VZV tái hoạt động và gây ra bệnh zona thần kinh.

CÁC THỂ BỆNH ZONA PHỔ BIẾN

Các thể bệnh zona phổ biến ở các vùng khác nhau trên cơ thể:

  • Zona trên khuôn mặt: Xuất hiện các mụn nước hình chùm trên nền hồng ban: da quanh mắt lan lên trán, da đầu, thái dương và sau chẩm, 1 bên gò má hoặc da quanh cằm (các nhánh của dây thần kinh sinh ba). Da mặt là vùng nhạy cảm, dễ tổn thương nên cần chăm sóc kỹ các vết phát ban tránh để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Cần chú ý Zona vùng mặt dễ đi kèm biến chứng liệt mặt (liệt dây thần kinh VII ngoại biên). Biến chứng này có thể phục hồi hoàn toàn hoặc không.
  • Zona ở mắt: Đây là loại zona thần kinh ảnh hưởng đến khu vực xung quanh mắt. Triệu chứng bao gồm đau mắt, đỏ mắt, ngứa, sưng và xuất hiện các vết phồng rộp. Tình trạng này có thể gây viêm kết mạc, viêm giác mạc và thậm chí mù lòa.
  • Zona trên tai: Khi virus Varicella-Zoster tấn công dây thần kinh gần khu vực tai gây đau tai, liệt mặt, loét trong tai, nổi hạch ở trước và sau tai, xuất huyết,…
  • Zona ở miệng: Thường xuất hiện trên môi hoặc trong miệng để lại vết lở loét gây ra đau, khó chịu khi ăn uống và nói chuyện khó khăn. Bệnh dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng nhưng kéo dài lâu hơn và đau hơn.

CHẨN ĐOÁN BỆNH ZONA THẦN KINH MẮT?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh zona chỉ bằng cách nhìn vào phát ban trên mí mắt, da đầu và cơ thể.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh zona qua các dấu hiệu xuất hiện trên mắt: nhìn vào phát ban trên mí mắt, da đầu và cơ thể. Sau đó được chỉ định kiểm tra: giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc và các yếu tố khác của mắt để tìm những tổn thương do virus gây ra. Từ đó, để tìm ra các nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng của bệnh.

Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác zona thần kinh ở mắt bằng cách quan sát những mụn nước đặc trưng trên mi mắt, trán, mũi, cánh mũi.

Trong trường hợp phức tạp hơn, bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất lỏng từ vỉ và đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra virus varicella-zoster.

Trong một số trường hợp nhất định, bệnh zona thần kinh mắt có thể được chẩn đoán thông qua các biện pháp cận lâm sàng như:

  • Chẩn đoán tế bào Tzanck: Phương pháp hỗ trợ các bác sĩ có thể nhìn thấy các tế bào đa nhân khổng lồ và tế bào gai lệch hình.
  • Nuôi cấy virus: Phương pháp này thường ít thực hiện.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) với bệnh phẩm trong dịch và các mô.
  • Sinh thiết da: được tiến hành nếu triệu chứng lâm sàng không điển hình.
  • Xét nghiệm HIV.

Zona thần kinh mắt chủ yếu được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Các triệu chứng lâm sàng theo từng giai đoạn của bệnh như sau:

Giai đoạn tiền triệu chứng

VZV bắt đầu tái kích hoạt và lan truyền dọc theo các dây thần kinh lên vùng mặt. Zona thần kinh ở mắt thường khởi đầu với những triệu chứng nóng, bỏng, ngứa ran, nóng rát, tê, đau, châm chích khó chịu ở vùng da trên mắt, những cảm giác này trở nên nghiêm trọng hơn khi về đêm. Bên cạnh đó, zona cũng có thể gây nhức đầu, khó chịu toàn thân, suy giảm thị lực, giác mạc nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng.

Trong vòng vài ngày, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của phát ban. Phát ban ban đầu xuất hiện dưới dạng các mảng màu hồng hoặc đỏ ở một bên cơ thể, đi theo đường dây thần kinh bị ảnh hưởng. Điều quan trọng cần lưu ý là bệnh zona không lây nhiễm vào thời điểm này.

Giai đoạn khởi phát

Vùng da quanh mắt xuất hiện những mảng đỏ, cảm giác nóng rát, kích ứng và nhạy cảm hơn, dễ chảy nước mắt, mắt hơi phù nề nhẹ, sưng lên thành nhiều nốt nhỏ với đường kính khoảng vài centimet, có gờ cao hơn bề mặt da xung quanh. Những nốt phù nề này nổi lên dọc theo đường dây thần kinh cảm giác trên mắt, ngày càng mọc nhiều hơn, dày hơn, dần dần nối với nhau thành vệt (chùm hay mảng, dải) khiến con ngươi của mắt sưng húp, có cảm giác đau nhức, sưng đỏ khó chịu.

Khoảng 5 ngày sau khi bùng phát, phát ban sẽ tiến triển và vùng bị ảnh hưởng sẽ trở nên đỏ và sưng tấy. Các mụn nước chứa đầy chất lỏng, tương tự như mụn nước ở bệnh thủy đậu, sẽ hình thành thành cụm dọc theo các đường dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng. Kèm theo các mụn nước này có thể bị ngứa và chúng sẽ khu trú, không lan ra toàn thân.

Mặc dù bản thân bệnh zona không lây trực tiếp, nhưng nếu bạn chưa từng bị thủy đậu trước đây, bạn có thể mắc bệnh này khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước đang hoạt động của người bị bệnh zona.

Giai đoạn toàn phát

Những mảng đỏ phù nề xuất hiện mụn nước, phát ban, phỏng rộp dày đặc giống chùm nho, xếp thành dải xung quanh mi mắt, bọng mắt, chân mày và các vùng xung quanh. Lúc đầu mụn nước chứa dịch trắng trong, sau đó đục dần, hóa mủ, căng tức, gây vỡ, rỉ dịch và đóng vảy tiết trên vùng da bị tổn thương. Xuất hiện một bên mắt, dọc theo đường phân bố của dây thần kinh ngoại biên, vì thế không lây nhiễm và xâm lấn qua mắt còn lại.

Ở giai đoạn toàn phát, bệnh có thể gây ra nhiều chứng rối loạn khác cho bệnh nhân như rối loạn bài tiết mồ hôi, xuất hiện phản xạ dựng lông (hiếm gặp), vận mạch,… Những người có hệ miễn dịch kém như người cao tuổi thường xuất hiện nhiều mụn nước hơn, khả năng cao lây lan thành diện rộng sang các cơ quan lân cận như mũi, má, miệng, cằm, cổ và gáy; nguy cơ cao mụn nước xuất huyết, gây nhiễm khuẩn, lở loét, hoại tử da và sẹo xấu kéo dài.

Trong 1 hoặc 2 tuần tới, các vết phồng rộp sẽ tiến triển trong quá trình chữa lành. Chúng có thể chảy nước, sau đó chuyển dần sang màu hơi vàng trước khi hình thành vảy. Khi vảy khô và đóng vảy, nguy cơ lây lan virus giảm đáng kể.

Trong giai đoạn này, một số người có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, mệt mỏi và khó chịu. Đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại virus và cố gắng phục hồi sau khi bị nhiễm trùng.

Phát ban zona sẽ lành trong vòng một đến ba tuần, các triệu chứng quanh mặt và mắt đôi khi có thể mất đến vài tháng để chữa lành. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh vài ngày một lần. Sau khi được điều trị nhiễm trùng, bệnh nhân cần gặp bác sĩ nhãn khoa cứ sau 3 đến 12 tháng để kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, sẹo và các vấn đề dài hạn khác có thể ảnh hưởng đến thị lực.

ĐIỀU TRỊ ZONA THẦN KINH MẮT

Điều trị zona ở gần mắt tốt nhất nên được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, trước 72 giờ tính từ thời điểm bắt đầu có tổn thương trên da. Bệnh được điều trị càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, phương pháp điều trị đang được sử dụng phổ biến là sử dụng thuốc nhằm ức chế virus gây bệnh và ngăn chặn nguy cơ tiến triển của bệnh.

DÙNG THUỐC

Có nhiều dòng thuốc được sử dụng đặc trị zona thần kinh hiệu quả, ngăn chặn bệnh lây lan rộng và biến chứng. Các loại thuốc có tác dụng kháng virus, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương mới xuất hiện và giảm đau, giảm đau, giảm ngứa, chống viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm loét, bảo vệ thần kinh, tăng cường miễn dịch,… Những thuốc này được sử dụng dưới dạng uống, bôi, tiêm phù hợp với thể thể trạng người bệnh.

Bác sĩ có thể kê một số dòng thuốc giảm sưng ở mắt như steroid dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc nhỏ mắt. Kết hợp dùng thuốc giảm đau và thuốc an thần nếu ảnh hưởng nhiều tới hệ thần kinh giúp bệnh nhân an thần, thoải mái, tăng cường miễn dịch hiệu quả.

Tùy từng thể trạng và độ nặng nhẹ mà zona sau khi được dùng thuốc sẽ dần dần đóng vảy, khô và khỏi các nốt mụn, loét trên da. Chú ý sau vài tuần bôi thuốc vẫn nên chú ý tới da để đảm bảo liền sẹo, không để lại vết thâm. 

Trong mọi trường hợp dùng thuốc Acyclovir hoặc Famciclovir hoặc Valacyclovir và bất kì loại thuốc nào cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa chứ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống để chữa bệnh. Nên dùng thuốc trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện nốt đỏ trên da.

Người bệnh tránh cào gãi làm trầy xước nốt mụn và sau khi chạm vào tổn thương cần rửa tay sạch sẽ. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định bác sĩ, người bệnh cần giữ vệ sinh da sạch sẽ, tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng, tránh các thiết bị điện tử, nên để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.

Đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc có những tổn thương da, tổn thương mắt, cần phối hợp khám chuyên khoa mắt và điều trị tránh khiến mắt trở nên nhạy cảm, nguy cơ cao biến chứng mù lòa.

Sau khi khỏi bệnh, người bệnh vẫn có thể đối mặt với tình trạng đau dây thần kinh sau Herpes (NPH). Vì thế, cần chú ý điều trị dự phòng NPH bằng cách:

  • Sử dụng thuốc kháng virus ngay trong 72 giờ đầu khi phát hiện bệnh zona.
  • Sử dụng Amitriptyline với liều ban đầu là 25mg, có thể tăng dần từ 25 – 75mg/ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các tác dụng phụ như khô miệng, tăng cân, lú lẫn, táo bón, bí tiểu, hạ huyết áp tư thế, ngủ gà…
  • Sử dụng Carbamazepine với liều ban đầu là 200mg, có thể tăng dần từ 400 – 1200mg/ngày. Tác dụng phụ có thể bao gồm chóng mặt, buồn nôn lúc bắt đầu điều trị.
  • Sử dụng Gabapentin với liều ban đầu là 300mg, có thể tăng dần từ 900 – 2000mg/ngày. Tác dụng phụ có thể bao gồm ngủ gà, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi loạng choạng và run rẩy.
  • Sử dụng Pregabalin với liều từ 150 – 300mg/ngày.
  • Bôi kem chứa lidocain và prilocain tại chỗ, 3 – 4 lần/ngày để giảm đau.

CHĂM SÓC DA

Vệ sinh cơ thể, vùng da quanh mắt cũng phải làm sạch để tránh bị lây lan rộng zona. Không nên dùng tay bẩn gãi hoặc gây trầy xước, chảy máu cho vùng mắt bị zona. 

Kết hợp với chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức để phục hồi thể lực, ngủ đủ giấc ban đêm. Ăn uống đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, giúp bệnh mau khỏi và vết trầy tróc nhanh lành.

  • Tuyệt đối không chạm hay gãi vào vùng tổn thương do zona ở mắt gây ra nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mụn nước bị vỡ gây rỉ dịch, lây lan nhanh chóng, có thể lây lan vào trong giác mạc, gây viêm loét, hoại tử và mù lòa.
  • Tích cực giữ cho vùng da bị tổn thương sạch sẽ bằng cách rửa nhẹ nhàng với nước và xà phòng lành tính/chất khử trùng, tránh cọ xát mạnh và sử dụng khăn mềm để lau khô.
  • Bôi dung dịch màu Millian (thuốc tím), hồ nước (hóa dược) hoặc Castellani nhằm đẩy nhanh quá trình làm khô vết thương.
  • Trong trường hợp zona thần kinh mắt có biểu hiện nhiễm khuẩn, có thể sử dụng mỡ Acyclovir để hỗ trợ làm lành vết thương.

GIẢI QUYẾT CHỨNG SƯNG MẮT VÀ ĐAU THẦN KINH

Trong trường hợp sưng mắt nghiêm trọng, các bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc steroid đường uống để giảm viêm và khó chịu. Hơn nữa, thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm đã cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau thần kinh, đặc biệt là trong trường hợp đau dây thần kinh sau zona.

Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc nhằm ức chế virus gây bệnh và ngăn chặn nguy cơ tiến triển của bệnh. Các bác sĩ thường dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, hạ sốt và giảm đau, thuốc làm dịu mát da tùy thuộc vào mức độ bệnh. Trong mọi trường hợp cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống để chữa bệnh. Thời gian sử dụng thuốc để thuốc đạt hiệu quả cao nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện phát ban trên da.

Người bệnh tránh cào, gãi, làm trầy xước nốt mụn và sau khi chạm vào vùng bị tổn thương cần rửa tay sạch sẽ. Bổ sung thêm vitamin và đồ ăn có lợi tốt cho sức khỏe.

KHI NÀO ZONA THẦN KINH MẮT SẼ THUYÊN GIẢM/KHỎI BỆNH?

Những mụn nước do zona thần kinh ở mắt thường biến mất trong khoảng từ 1-3 tuần khi được điều trị sớm và đúng cách, tuy nhiên các tổn thương do bệnh gây ra cần mất vài tháng mới có thể lành. Sau khi điều trị khỏi, người bệnh nên khám lại để kiểm tra, phòng ngừa biến chứng tăng nhãn áp hoặc các vấn đề về thị lực.

Ở giai đoạn sớm của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân vài ngày một lần. Sau khi đã khỏi các triệu chứng nhiễm trùng, bệnh nhân nên đi khám với tần suất 3-12 tháng/lần để kiểm tra các biến chứng như tăng nhãn áp, sẹo và các vấn đề có thể ảnh hưởng đến thị lực, trầm trọng nhất là mất thị lực.

PHÒNG TRÁNH ZONA Ở GẦN MẮT

Zona thần kinh vùng gần mắt tuy là bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây loét giác mạc mắt gây mù. Vì vậy, phòng bệnh là rất quan trọng.

Nên tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu , có thể giảm nguy cơ bị zona lên đến 50% và giảm đến 60% tỷ lệ tổn thương dây thần kinh do bệnh này gây ra.

Nên tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu, đặc biệt là trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai hoặc có hệ miễn dịch yếu.

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh zona là tiêm vắc xin phòng bệnh zona.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến nghị tiêm vắc xin phòng zona (Shingrix) (2 liều) cho những người: 

  • từ 50 tuổi trở lên
  • từ 19 tuổi trở lên và có hệ miễn dịch yếu.

Cần kiêng các loại thực phẩm như sau:

  • Các loại ngũ cốc tinh chế có chứa nhiều tinh bột
  • Thực phẩm có chứa nhiều đường
  • Các loại thực phẩm cay nóng
  • Các loại đồ ăn chiên rán, dầu mỡ
  • Các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia

Bổ sung một số loại thức ăn tốt cho cơ thể, giúp đẩy nhanh quá trình khắc phục bệnh như:

  • Thực phẩm có chứa kẽm như tôm, cá, hạt chia,…
  • Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như ổi, cam, kiwi, súp lơ,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B có trong khoai, sữa, sữa chua, cá,…
  • Thực phẩm có chứa nhiều lysin như đậu, cá, gà,…
  • Thực phẩm nhiều protein như quả óc chó, bơ, súp lơ xanh,…

Một số lưu ý khi bị zona ở mắt

  • Ánh nắng mặt trời có thể gây kích ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương, thậm chí làm tình trạng suy giảm thị lực trở nên nghiêm trọng hơn vì lúc này giác mạc của người bệnh vô cùng nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, cần cách ly ở trong nhà, hạn chế ánh sáng quá chói chiếu vào mắt của người bệnh.
  • Dừng hẳn việc trang điểm, chăm sóc da mặt (skin care) bằng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc dược mỹ phẩm trong thời gian bị zona ở mắt, thay vào đó nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tạm thời ngưng sử dụng kính áp tròng, hạn chế sử dụng kính cận, kính lão… Vì zona ở mắt khiến giác mạc vô cùng nhạy cảm, sử dụng kính có độ có thể khiến mắt trở nên nhạy cảm, mỏi và nhức hơn. Đồng thời, đeo gọng kính có thể cọ xát mụn nước, làm tổn thương nặng hơn.
  • Để giảm đau, người bệnh có thể chườm mát nhẹ nhàng lên khu vực tổn thương.
  • Cách ly người bệnh, hạn chế cho người bệnh tiếp xúc với người khác. Trong trường hợp bất khả kháng, người chăm sóc bệnh nhân cần đeo găng tay cao su và đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mụn nước.
  • Tránh sử dụng chung các vật dụng như khăn mặt, khăn tắm, ly uống nước, bàn chải đánh răng, quần áo, chăn mền, chén, thìa, đũa,… với người bệnh để tránh lây nhiễm.
  • Khi vết thương đã đóng vảy, người bệnh có thể thoa nhẹ một lớp vaseline mỏng lên vùng bọng mắt và nhỏ nước mắt nhằm ngăn chặn nứt nẻ và hạn chế khô giác mạc.
  • Hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, duy trì một lối sống lành mạnh, vận động thể chất đều đặn, ăn uống cân đối, bổ sung dinh dưỡng, vitamins, uống đủ nước, duy trì tinh thần lạc quan, tâm lý tích cực nhằm tăng cường sức đề kháng, rèn luyện khả năng phản ứng cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh tốt hơn.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 3 hay 6 tháng/lần. Thường xuyên tái khám bác sĩ để kiểm tra vùng da bị tổn thương, từ đó có thể sớm nhận biết sự thay đổi và tình trạng tổn thương, chủ động sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *