Hướng dẫn khách hàng Bệnh Viện MẮT VIỆT

Thời gian làm việc

Bệnh viện mắt Việt làm việc từ thứ 2 – thứ 6 và sáng thứ 7

Thời gian:

  • Buổi sáng: từ 7:30 đến 12:00
  • Buổi chiều: từ 13:00 đến 16:30
  • Thứ 7: từ 7:30 đến 12h00

Ngày nghỉ:

  • Quốc khánh (2/9)
  • Tết dương lịch (1/1)
  • Tết âm lịch
  • Nghỉ Chủ Nhật
Đặt hẹn khám
Chúng tôi khuyến khích Quý khách đặt hẹn trước tối thiểu 8 giờ (theo giờ làm việc) trước khi tới thăm khám để Bệnh viện có thể sắp xếp lịch hẹn phù hợp và đảm bảo chất lượng phục vụ cho Quý khách.
Quý khách có thể đặt lịch khám theo một trong các cách sau:
1. Đặt hẹn trực tuyến
2. Đặt hẹn qua số điện thoại
  • Điện thoại: 0902 249 368 (Thời gian từ 7:00 – 12:00 và 13:00 – 19:00 hàng ngày)
  • Hotline: 028 3810 3579 (Thứ 2 đến thứ 6 từ 8:00 – 17:00 và Thứ 7 từ 8:00 – 12:00 thứ 7)
3. Đặt hẹn trực tiếp tại
  • Bệnh Viện mắt Việt
  • 249 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM
Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện mắt Việt

BƯỚC 1: ĐẾN LỄ TÂN (TẦNG 1)

  • Đăng ký khám

BƯỚC 2: KIỂM TRA CHỨC NĂNG MẮT CƠ BẢN (TẦNG 2)

  • Đo khúc xạ tự động
  • Đo nhãn áp
  • Kiểm tra thị lực
  • Đo độ lác, test 4 điểm

BƯỚC 3: BÁC SỸ KHÁM VÀ TƯ VẤN (TẦNG 3 HOẶC TẦNG 4)

  • Bác sỹ khám, tư vấn hoặc chỉ định thực hiện chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm bổ sung.

BƯỚC 4: THỰC HIỆN CÁC CHỈ ĐỊNH BỔ SUNG

  • Tầng 3: Chụp OCT, siêu âm, đo thị trường, điều trị laser, đếm tế bào nội mô
  • Tầng 4: Chụp bản đồ giác mạc, xét nghiệm máu, nước tiểu

BƯỚC 5: KẾT LUẬN (TẦNG 3 HOẶC TẦNG 4)

  • Bác sỹ chẩn đoán, tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị.

BƯỚC 6: THANH TOÁN (TẦNG 1)

  • Bệnh nhân nộp phí tại quầy thu ngân
Quy định về giờ vào thăm bệnh nhân phẫu thuật hoặc điều trị nội trú

Để bệnh nhân được nghỉ ngơi hoàn toàn, đồng thời tránh các nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá trình điều trị, giúp bệnh nhân sớm hồi phục, Bệnh viện mắt Việt hạn chế việc thăm thân trong thời gian điều trị. Bệnh viện cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho bệnh nhân, người nhà cân nhắc hạn chế việc ở lại chăm sóc nếu không thực sự cần thiết.

Quy định về giờ vào thăm bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện mắt Việt

Từ thứ Hai đến thứ Bảy

  • Sáng: 7:00 – 9:00
  • Chiều: 17:00 – 19:00
  • Chủ Nhật: 7:00 – 19:00

Hướng dẫn thủ tục vào thăm người bệnh

  1. Đăng ký tại quầy lễ tân
  2. Di chuyển tới phòng bệnh nơi bệnh nhân đang lưu trú theo hướng dẫn của nhân viên Bệnh viện
  3. Đến đúng khoa, phòng người bệnh cần thăm, không đi sang các khoa phòng khác
  4. Ra về đúng giờ quy định

Các quy định chung khi vào thăm bệnh nhân tại Bệnh viện mắt Việt

  1. Khách vào phòng bệnh thăm không quá 2 người mỗi lần.
  2. Trường hợp có nhiều khách cùng thăm một bệnh nhân, mỗi lượt thăm tối đa là 30 phút.
  3. Sau 19h hàng ngày, nhân viên bảo vệ bệnh viện sẽ làm thủ tục kiểm tra khu phòng bệnh và mời khách thăm ra về.
  4. Để đảm bảo vệ sinh y tế, vui lòng không mang động vật hoặc các loại vật chất có thể gây cháy, nổ, gây hại vào phòng bệnh.
  5. Để đảm bảo chất lượng điều trị, khách thăm và người nhà bệnh nhân vui lòng không gây tiếng ồn để tránh ảnh hưởng đến các người bệnh khác.
Quyền và nghĩa vụ của người bệnh

(Theo Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12)

QUYỀN CỦA NGƯỜI BỆNH

Điều 7. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế

  1. Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.
  2. Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật.

Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư

  1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.
  2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Điều 9. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh

  1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
  2. Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.
  3. Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.

Điều 10. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh

  1. Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.
  2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
  3. Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh

  1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hoá đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 12. Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
  2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

Điều 13. Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

  1. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH

Điều 14. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề

Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.

Điều 15. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh

  1. Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này.
  3. Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 16. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.