Điều trị tật khúc xạ tại bệnh viện mắt số 1 Việt Nam là phương pháp tối ưu và triệt để nhất cho đôi mắt. Với việc điều trị tật khúc xạ sử dụng 4 phương pháp chính gồm:
- Lasik.
- Streamlight không chạm (Smart Surt).
- Femtosecond Lasik.
- Relex Smile.
Phương pháp điều trị tật khúc xạ Lasik
Là phương pháp tạo vạt bằng dao cơ học, kết hợp Laser Excimer để tạo hình giác mạc.
Các bước điều trị tật khúc xạ Lasik
Bước 1: Tạo vạt bằng dao vi phẫu cơ học tự động
- Tạo vạt bằng dao vi phẫu thuật cơ học tự động an toàn, hiệu quả.
Bước 2: Chiếu Laser Excimer tạo hình giác mạc
- Chiếu Laser Excimer tạo hình giác mạc sau khi phẫu thuật trước đó.
Bước 3: Lật vạt về vị trí cũ, mắt tự lành không cần khâu
- Lật và vạt tạo hình giác mạc về với vị trí ban đầu và vết phẫu thuật sẽ tự lành.
Ưu điểm của phương pháp điều trị tật khúc xạ Lasik
- Không đau, không chảy máu.
- An toàn và chính xác cao với các thế hệ máy laser hiện đại tại bệnh viện mắt số 1 Việt Nam.
- Thời gian phẫu thuật ngắn.
- Có thể xuất hiện trong ngày.
- Thị lực phục hồi nhanh.
Phương pháp điều trị tật khúc xạ Streamlight
Phương pháp điều trị tật khúc xạ Streamlight được xem là một phương pháp phẫu thuật sử dụng Laser Excimer với những đặc điểm gồm:
- Không chạm.
- Nhẹ nhàng.
- Hiệu quả.
- An toàn.
- Không gây biến chứng.
Các bước khi điều trị tật khúc xạ bằng Streamlight
Bước 1: Sử dụng Laser bóc lớp mô bề mặt giác mạc
- Bác sĩ sẽ sử dụng Laser để bóc bay các lớp biểu mô bề mặt tại giác mạc mắt.
Bước 2: Chiếu Laser Excimer để tạo hình giác mạc
- Đây là bước quan trọng với việc sử dụng Laser Excimer để tạo hình giác mạc cho mắt.
Bước 3: Hoàn thiện quá trình và lành biểu mô
- Hoàn thiện quá trình phẫu thuật tật khúc xạ bằng phương pháp Streamlight.
Ưu điểm của phương pháp điều trị tật khúc xạ Streamlight
- Không chạm, không hút, không cắt và không mở mắt.
- Điều trị nhanh hơn chỉ với một bước.
- Quá trình chữa lành và hồi phục rất nhanh.
- Tiết kiệm thời gian điều trị.
- An toàn và ổn định giác mạc cao.
- Tầm nhìn mắt tốt hơn và hiệu quả sau khi điều trị.
Phương pháp điều trị tật khúc xạ Femtosecond Lasik
Phương pháp điều trị tật khúc xạ Femtosecond Lasik là một trong những phương pháp phẫu thuật tiên tiến sử dụng Femtosecond Lasik để tạo vạt giác mạc với độ chính xác cao và kết hợp cùng Laser Excimer.
Các bước tiến hành điều trị tật khúc xạ bằng Femtosecond Lasik
Bước 1: Tạo vạt bằng Femtosecond Lasik
- Bác sĩ sẽ tạo vạt giác mạc bằng Femtosecond Lasik.
Bước 2: Sử dụng Laser Excimer tạo hình giác mạc
- Đây là bước tiến hành chiếu tia Laser Excimer vào và tạo lại hình giác mạc.
Bước 3: Đề vạt về vị trí cũ
- Đề vạt về vị trí cũ và hoàn tất quá trình phẫu thuật.
Ưu điểm của việc điều trị tật khúc xạ bằng Femtosecond Lasik
- An toàn hơn phẫu thuật Lasik thường quy.
- Đảm bảo được tính chính xác chiều dày, chiều dài vạt đến từng micromet.
- Thị lực phục hồi nhanh chóng.
- Loại bỏ được biến chứng sau khâu tạo vạt giác mạc bằng dao.
- Phù hợp với người cận thị cao hoặc giác mạc mỏng do cơ địa.
Phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng Relex Smile
Phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng Relex Smile (Refractive Lenticule Extraction) là phương pháp tối tân nhất trong việc điều trị tật khúc xạ hiện nay.
Các bước điều trị tật khúc xạ bằng Relex Smile
Bước 1: Sử dụng Laser tạo lõi mô và vết mổ nhỏ chỉ 2mm
- Bác sĩ sẽ sử dụng Laser để tạo lõi mô và mổ mắt với độ nhỏ chỉ 2mm.
Bước 2: Rút lõi mô
- Sau đó sẽ rút lõi mô.
Bước 3: Hoàn tất quá trình điều chỉnh tật khúc xạ
- Cuối cùng là điều chỉnh và hoàn tất việc phẫu thuật tật khúc xạ bằng Relex Smile.
Ưu điểm của phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng Relex Smile
- Hoàn toàn sử dụng Femtosecond Laser.
- Không gây biến chứng vạt trong phẫu thuật.
- Vết mổ nhỏ nên lành nhanh và chăm sóc sau mổ đơn giản.
- Giác mạc có thể duy trì độ bền tốt hơn do không tạo vạt.
- Loại bỏ tối đa được tỉ lệ tái cận.
- Không biến chứng không phẫu thuật.
Laser Excimer điều trị tật khúc xạ
Lasik (Laser-Assisted in situ Keratomileusis) là phương pháp dùng tia Laser Excimer điều chỉnh lại hình dạng của giác mạc để điều trị khúc xạ: Cận, Viễn, Loạn.
Cận thị
Là tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc, điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa.
Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị?
- Học tập với cường độ cao, môi trường ánh sáng không đảm bảo, tư thế ngồi học và bàn ghế không phù hợp.
- Sử dụng máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần hoặc đọc sách trong tư thế nằm ngửa.
- Trẻ sinh non và trọng lượng quá nhẹ thì hầu hết đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
- Yếu tố di truyền: thông thường bố mẹ cận thị từ 6 diop trở lên thì con cái có thể bị cận thị lên đến 100%.
- Củng mạc yếu do cấu trúc đặc biệt của các sợi mô liên kết của bệnh nhân nên không giữ được thành nhãn cầu ổn định.
- Cận thị cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân gây hại như stress, mắt làm việc quá mức, do mắc bệnh về mắt nói chung, do môi trường ô nhiễm nặng và nhiều nguyên nhân khác.
Điều trị cận thị
Đối với trẻ em: Cần phải đeo kính đúng độ và thường xuyên để đưa mắt về chính thị, cần tái khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm tùy theo độ cận của bé.
Đối với trẻ dưới 18 tuổi: đeo kính gọng, đeo kính áp tròng, đeo kính Ortho – K (chỉnh hình giác mạc) giúp triệt tiêu độ cận tạm thời, phẫu thuật ghép tạo hình củng mạc làm tăng cường độ bền vững của củng mạc – phương pháp hiệu quả nhất cho trẻ có độ cận tiến triển nhanh.
Đối với người trên 18 tuổi: dùng phương pháp phẫu thuật khúc xạ bằng Laser để triệt tiêu độ cận.
Đối với người có giác mạc mỏng hay các bệnh lý của giác mạc mà phương pháp phẫu thuật Lasik chống chỉ định thì phương pháp phẫu thuật Phakic ICL (Đặt thấu kính sau mống mắt, trước thủy tinh thể).
Loạn thị
Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt.
Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị. Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường.
Nguyên nhân của loạn thị
- Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị.
- Tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
- Bị cận hoặc viễn thị quá nặng.
- Tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
- Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị.
Điều trị loạn thị
Trường hợp nhẹ, bệnh loạn thị có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bị nặng, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị. Các biện pháp điều trị phổ biến:
- Kính thuốc: Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng kính thuốc. Đây là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng. Bệnh nhân nên tìm hiểu và đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu.
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp bị loạn thị nặng và phương pháp điều chỉnh bằng kính thuốc không đạt kết quả, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng tia laser Excimer để định hình lại giác mạc vĩnh viễn.
- Ortho-K (Orthokeratology) customize: Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, lặp lại quy trình gắn Ortho-K customize vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.
- PHAKIC ICL được xem là “vị cứu tinh” cho các trường hợp cận viễn loạn nặng, giác mạc mỏng, bệnh lý giác mạc chóp tiềm ẩn… khi các phương pháp phẫu thuật bằng laser thông thường không thể thực hiện hay khi bệnh nhân tái cận sau phẫu thuật laser và không còn đủ mô giác mạc để điều trị bổ sung.
Viễn thị
Viễn thị là sự sai lệch về khúc xạ khiến khi mắt ở trong trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng tới song song vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc. Muốn thấy rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.
Nguyên nhân của bệnh viễn thị?
- Do bẩm sinh có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong
- Do không giữ đúng khoảng cách nhìn khi học tập và làm việc hằng ngày, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn dãn, lâu dần mất tính đàn hồi, mất khả năng phồng lên.
- Do người già thể thủy tinh đã bị lão hóa mất tính đàn hồi không phồng lên được.
- Do bệnh võng mạc hoặc khối u mắt: hiếm gặp.
- Việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị. Trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị (cận thị hóa viễn thị).
- Với những trẻ bị nhược thị thì cần chế độ luyện tập tích cực hơn như bịt mắt lành tập mắt nhược thị, hoặc tập trên các hệ thống máy kích thích hoàng điểm, máy tập thị giác 2 mắt…
- Bên cạnh đó, trẻ cần được điều trị chứng lác mắt (nếu có).
- Trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.
- Đối với người trên 18 tuổi: phẫu thuật khúc xạ bằng Laser sẽ làm triệt tiêu độ viễn thị.